Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Chuyển đổi số ngành giáo dục - phải lấy trẻ em làm trung tâm từ những lớp nhỏ nhất

02 Th4, 2024 /
Chiến lược
Chuyển đổi số ngành giáo dục

Hãy cùng xem chuyển đổi số ngành giáo dục có thể đóng vai trò thế nào trong việc định hình trẻ em trong kỷ nguyên công nghệ.

Chuyển đổi số ngành giáo dục đã trở thành một viễn cảnh gần gũi, khi ta thấy công nghệ len lỏi vào chương trình học từ thấp đến cao. Thúc đẩy bởi hoàn cảnh của đại dịch, ta đã thấy hệ thống trở mình nhanh chóng, số hoá phần lớn tài liệu, tiết kiệm thời gian di chuyển, cải tiến thiết bị giảng dạy, nâng cao trải nghiệm học,..

Không xa nữa, một thế hệ mới sẽ trở thành các công dân số toàn cầu, thu nhận kiến thức từ mọi nguồn trên internet. Vậy câu hỏi đặt ra là, các học sinh đã được trang bị đầy đủ cho hành trình mới lạ này? Các giải pháp được đưa ra bởi người lớn với tầm nhìn công nghệ liệu có thực sự phù hợp cho những bộ não non trẻ?

Để trả lời câu hỏi này, tôi tin ta phải đi đúng từ những bước nhỏ nhất. Chuyển đổi số cần định hướng để đặt nền móng cho các mầm non phát triển.

Hãy cùng nhìn xem, chuyển đổi số ngành giáo dục có thể đóng vai trò thế nào trong việc định hình trẻ em trong kỷ nguyên công nghệ.

Trường học đang nâng cao chất lượng giáo dục từ cấp nhỏ nhất

Trường học đang nâng cao chất lượng giáo dục từ cấp nhỏ nhất

Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục là rõ ràng, như chúng tôi đã bàn trong bài Tương Lai Ngành Giáo Dục - Mô hình số hoá trải nghiệm. Công nghệ sẽ giúp việc cung cấp giáo dục trở nên chất lượng và bình đẳng cho tất cả học sinh, với sự linh hoạt và đa dạng mà thế hệ cha ông chỉ có thể mơ tới.

Ngày nay, bất cứ ngôi trường nào cũng có thể cung cấp tivi, máy tính, tablet cho học sinh để học tập. Mọi thông tin đều được upload để phụ huynh và các bé tiếp cận chỉ bằng một chiếc điện thoại. Hệ thống camera giám sát cảm biến giúp đem lại trải nghiệm giáo dục an toàn, cập nhật realtime.

Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép mỗi học sinh dễ dàng tùy chỉnh các bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ khả năng nhận thức. Ứng dụng cũng cho phép giáo viên theo dõi để đưa ra hướng dẫn kịp thời, giảm tải các công việc hồi trước “làm bằng cơm” như xếp lớp, quản lý hồ sơ, lên kế hoạch các hoạt động..

Theo thống kê, tại nước ta, 64 cơ sở giáo dục đào tạo đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung, còn 82% trường học thuộc khối phổ thông đã bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Vậy là, một bộ phận lớn của ngành giáo dục đã nhận thức để chuyển đổi số nhằm tối ưu quy trình, dù quá trình này có thể khá tốn kém. Nhưng đó mới chỉ là một phía.

Đọc thêm: Tương lai của trải nghiệm giáo dục: Đưa yếu tố game vào thiết kế

Còn các em nhỏ đang ở đâu trong viễn cảnh giáo dục số?

Khỏi phải nói, các bé nhỏ từ 6-12 tuổi cũng không gặp khó khăn gì để tiếp cận các công nghệ mới này. Lớn lên trong thời đại số, chúng nhanh chóng mở được Youtube để xem video ưa thích, hay mở máy tính chơi Roblox hoặc Minecraft. 

Tuy nhiên, sự quen thuộc không đồng nghĩa với sự định hướng. Càng nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử (screen time), ta càng thấy nhiều tác động tiêu cực lên trẻ em, đặc biệt là các bé nữ từ 9 - 10 tuổi (theo nghiên cứu của Internet Matters). An toàn dữ liệu cũng là một vấn đề nhức nhối trong bối cảnh hình ảnh và thông tin cá nhân bị lộ từ rất sớm.

Bên cạnh đó, với tư duy phát triển sản phẩm từ góc nhìn lợi ích, các công cụ hiện có hiếm khi nghiên cứu hành vi trẻ em đầy đủ. Chuyển đổi số có thể nhanh chóng, nhưng sự ưu tiên cho trẻ thể hiện, chơi, và phát triển còn hạn chế.

Nhiều người đọc đến đây chắc hẳn sẽ phân vân: Tại sao chuyển đổi số giáo dục mà hình bóng trẻ em trong các quyết định lại có vẻ mờ nhạt đến vậy?

Đọc thêm: Tương Lai Ngành Giáo Dục - Mô hình số hoá trải nghiệm

Chuyển đổi số từ lớp nhỏ nhất - áp dụng và thách thức

Nói đi cũng phải nói lại, chuyển đổi chưa bao giờ là dễ dàng. Ngay như một tầm nhìn dài hạn cũng sẽ rất khác nhau giữa các nhà lãnh đạo. Bạn có thể thử trả lời những câu hỏi sau và xem mình sẽ làm gì nếu là một nhà cầm quyền về chuyển đổi số giáo dục:

  • Mục tiêu là gì khi giáo dục với các công nghệ kỹ thuật số?
  • Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị gì để thay đổi số?
  • Mọi người sẽ có quyền truy cập bình đẳng vào mô hình mới như thế nào?
  • Hệ thống pháp lý về dữ liệu trẻ em sẽ cần hoàn thiện ra sao?
  • Ngân sách có hạn, ta có thể thay đổi từng phần và điều chỉnh hạ tầng sau không?

Chỉ bằng những câu hỏi này, bạn đã có thể thấy sự khó khăn trong việc đưa ra định hướng về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, khả năng áp dụng cũng là một bài toán khó khi các tài liệu vẫn còn tràn lan và thiếu tính xác thực để triển khai đại trà.

Có lẽ, cách tốt hơn sẽ là dựa trên tình hình của từng khu vực, thậm chí từng trường học nhỏ. Dữ liệu từ những trường hợp khác nhau sẽ tạo nên một bức tranh toàn cảnh hơn, nơi chính phủ có thể thấy đâu là phương án phù hợp.

Khuôn khổ là một từ được dùng thường xuyên, nhưng để tới được khuôn khổ, nhiều khi ta phải phá vỡ các xiềng xích hạn chế.

Với kinh nghiệm cá nhân chúng tôi đã triển khai chuyển đổi số một phần cho các trường từ tiểu học tới đại học, sự phù hợp là quan trọng nhất. AI, số hoá, hạ tầng, tất cả sẽ chệch hướng nếu thiếu các em làm trung tâm ngay từ đầu. Khuôn khổ đặt ra nên để bảo vệ trẻ em, và cho chúng không gian đủ lớn để thể hiện chính mình, đợi ngày đủ vững chãi bước ra khỏi chính khuôn mẫu đó.

Đọc thêm: Chiến lược chuyển đổi số: 4 bước thay đổi doanh nghiệp cần chuẩn bị

Hướng tới các công dân số tương lai

Vượt qua khỏi chủ đề về chuyển đổi số, câu chuyện của chúng ta sẽ về việc ta muốn vẽ lên tương lai cho trẻ em như thế nào?

Nếu chúng ta muốn hướng chúng thành những công dân số có trách nhiệm từ nhỏ, thì công nghệ chỉ là một khía cạnh. Trong Phổ cập kiến thức kỹ thuật số cho trẻ em, Unicef đã nhấn mạnh rằng: 

“Hiểu biết kỹ thuật số là kiến ​​thức, kỹ năng, và thái độ giúp trẻ em được an toàn và được trao quyền trong một thế giới số ngày càng phát triển. Điều này bao gồm việc vui chơi, tham gia, giao tiếp xã hội, tìm kiếm và học tập thông qua công nghệ kỹ thuật số. ”

Có thể thấy, không chỉ cần giáo dục tại trường, mà ta còn cần trang bị cho trẻ những kỹ năng mới để sống trong môi trường số phủ quanh. Lúc này, các khái niệm về triết học, đạo đức, và sinh thái sẽ vô cùng quan trọng để trẻ có thể tư duy và chống lại các hiệu ứng xấu của công nghệ, dù là ở tuổi nhỏ nhất.

Thách thức là luôn có, nhưng để hướng tới những công dân số khoẻ mạnh, thông thái, hãy định hướng chuyển đổi số ngành giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm từ những cấp nhỏ nhất.
 

Đăng ký
nhận tin tức.