Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Chuyển đổi xanh và cuộc chạy đua Net Zero của doanh nghiệp Việt

02 Th4, 2024 /
Chiến lược
Chuyển đổi xanh và cuộc chạy đua Net Zero của doanh nghiệp Việt

 Khi kết hợp với các mô hình và tư duy kinh doanh mới, công nghệ và giải pháp kỹ thuật có thể mang lại những kết quả phi thường.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, Việt Nam phải vừa hướng tới một nền kinh tế “xanh” và đồng thời có tốc độ phát triển vượt bậc.

Khi bối cảnh này, chuyển đổi số đem đến nhiều cơ hội to lớn. Khi kết hợp với các mô hình tư duy kinh doanh mới, công nghệ và giải pháp kỹ thuật có thể mang lại những kết quả phi thường. Bài viết này nhằm nhìn nhận sự tham gia của các bộ ban ngành và các tổ chức vào một tương lai xanh phồn vinh, cũng như cách để một doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi đầy thử thách nhưng hứng khởi.

Cuộc chạy đua net zero

Cuộc chạy đua net zero

Net Zero là trạng thái không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển. Nói một cách đơn giản, ta đạt Net Zero khi lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường không nhiều hơn lượng khí nhà kính được loại bỏ ra khỏi khí quyển. 

Đương nhiên, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2020 sẽ cần sự tham gia của cả nhà nước và các doanh nghiệp, định chế tài chính trong lẫn ngoài nước.

Về phía nhà nước, Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được triển khai để hành lang pháp lý được mở rộng, bổ sung các Thông tư và đề án để tăng dần tỉ trọng dư nợ tín dụng dành cho phát triển xanh. Đến tháng 6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đã đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Là ngành dẫn dắt nền kinh tế bằng việc cung cấp, điều phối nguồn vốn dựa trên quy trình thẩm định rủi ro, các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.

Còn với các doanh nghiệp, cuộc đua cũng không hề chậm lại.

Giới chuyên gia nhận định các doanh nghiệp sớm cam kết chuyển đổi xanh sẽ hưởng lợi thế người tiên phong, định vị thương hiệu trước xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ, lẫn và thị trường.  

Đọc thêm: Top 5 thách thức chuyển đổi số và cách vượt qua chúng

Tư duy thay đổi bền vững cho doanh nghiệp

Tư duy thay đổi bền vững cho doanh nghiệp

Ứng dụng chuyển đối số và công nghệ xanh vào doanh nghiệp là xu thế tất yếu, nên việc thay đổi tư duy để đáp ứng nhu cầu của thị trường trở nên càng cấp thiết.

Các tổ chức đang hướng tới một tương lai bền vững hơn bằng cách kết hợp các vật liệu và phương pháp giảm lượng carbon vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoặc công ty có thể sử dụng phương tiện điện để sử dụng năng lượng mặt trời.

Tiếp theo, với lượng dữ liệu ngày càng lớn, các công ty có thể chuyển đổi mô hình trung tâm dữ liệu truyền thống thành các hệ thống đám mây để tiết kiệm năng lượng, nâng cao khả năng phân tích quy trình lẫn hành vi.

Bên cạnh đó, thời đại mới yêu cầu cách nghĩ, hướng tiếp cận, và cả công cụ mới. Các công cụ kỹ thuật số đang trở thành một phương pháp ngày càng quan trọng trong việc giáo dục các bên liên quan về các dự án mới nhằm xây dựng sự chấp nhận của cộng đồng.

Bằng cách Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sự hài lòng của khách hàng, thu hút đầu tư, và góp phần hiện thực hoá mục tiêu trung hoà carbon của chính phủ.

Đọc thêm: Sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh của ngân hàng tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức

Các nhà lãnh đạo nên bắt đầu chuyển đổi xanh như thế nào

Các nhà lãnh đạo nên bắt đầu chuyển đổi xanh như thế nào

Bắt đầu với lộ trình chuyển đổi số được xác định rõ ràng: Mặc dù có một số yếu tố bên ngoài góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số, nội tại doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng nhất. Hãy bắt đầu với các cam kết của hội đồng quản trị về cách xác định các mục tiêu chuyển đổi và các kết quả đề ra để mang lại thành công cao nhất.

Chuyển đổi là hành trình, chứ không chỉ là đích đến: Dù cả thế giới đồng lòng hướng tới một tầm nhìn xanh, đây vẫn là một sự chuyển hướng xã hội luôn biến đối. Các chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh, và công nghệ mới sẽ xuất hiện. Các lãnh đạo cần nhìn vào sự phức tạp này để đảm bảo các bước chuyển đổi xanh phù hợp với định hướng lâu dài của doanh nghiệp, cho phép sự thích ứng linh hoạt.

Khám phá các phương pháp trên toàn cầu: Khi phong trào Net Zero là toàn cầu, các giải pháp và ý tưởng cũng trở nên đa dạng hơn với những khu vực địa lý khác nhau. Các lãnh đạo có thể tham khảo và thậm chí hợp tác để quá trình chuyển đổi xanh mở thêm càng nhiều cơ hội mới.

Cơ hội không chờ một ai: Trong bối cảnh thị trường, pháp luật, và nhu cầu đã dần hiện hữu, các doanh nghiệp có cơ hội để dẫn đầu trong việc chuyển đổi xanh. Những người “nhanh chân” hơn có cơ hội tiếp cận quỹ đầu tư, nguồn tín dụng, và các tài nguyên mà rõ ràng là không đủ cho tất cả. Các lãnh đạo cần hành động để đón đầu ngọn sóng.

Kết lại, việc chuyển đổi xanh để đạt được mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận nhưng vẫn thân thiện với môi trường là xu thế tất yếu. Với các dự án sáng tạo và đúng trọng tâm, quá trình chuyển đổi là hoàn toàn khả thi, miễn là doanh nghiệp hiểu được nội tại và tương lai để hướng tới.

Đọc thêm: Những điều các nhà lãnh đạo cần biết về thiết kế và trải nghiệm khách hàng CX

Đăng ký
nhận tin tức.