Top 5 thách thức chuyển đổi số và cách vượt qua chúng
Theo Tập đoàn Altimeter, qua chuyển đổi số, nhiều công ty đều đạt được việc có thị phần, tương tác khách hàng tăng, tinh thần nhân viên và doanh thu cao hơn.
Chúng tôi đã đặt ra một câu hỏi với các công ty, rằng, công ty đang phải đối mặt với những thách thức nào trong hành trình chuyển đổi số?
90% câu trả lời chia sẻ rằng, họ vẫn đang tiếp tục trên con đường này, và còn rất nhiều việc phải làm. Mức độ số hoá đã phổ biến khắp các công ty sản xuất.
Như dự đoán, tất cả người tham gia đều nói rằng công ty đang phải đối mặt với khó khăn, Nhưng có lẽ, điều bất ngờ nhất là sự tương đồng của những khó khăn đó, dù công ty có quy mô như thế nào. Top 5 vấn đề được liệt kê là:
- Phản hồi tiêu cực từ nhân viên
- Thiếu chuyên môn để tạo nên sáng kiến số hoá cho khách hàng tiềm năng
- Cấu trúc tổ chức
- Thiếu chiến lược số hoá tổng thể
- Ngân sách hạn chế
Nghiên cứu đi đến kết luận rằng rất hiếm khó khăn liên quan tới công nghệ. Chỉ có một số nhỏ báo cáo rằng các công cụ và công nghệ hiện tại không đầy đủ, còn phổ biến nhất vẫn đến từ nội tại doanh nghiệp.
Càng đi sâu vào tìm hiểu doanh nghiệp theo các quy mô khác nhau, chúng tôi càng dễ thấy các vấn đề này.
Điều này đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp không kể quy mô đều có chung vấn đề khi chuyển đổi số. Vậy có thể cùng đối mặt và giải quyết như thế nào?
1. Xoay sở với phản hồi tiêu cực từ nhân viên khi chuyển đổi số
Lẽ tự nhiên, con người luôn yêu thích những thói quen vì sự thoải mái. Thói quen xây dựng nên “vùng an toàn” cho mọi người. Mọi thứ có thể dễ dàng trở nên dữ dội nếu thói quen đột ngột thay đổi. Vì vậy, trải nghiệm chuyển đổi số, biểu tượng của sự thay đổi khó chịu, sẽ làm nhân viên cảm thấy bị đe doạ.
Tuy nhiên, thay đổi đôi khi sẽ là điều cần thiết để ta luôn theo kịp xu hướng, vì không thay đổi sẽ còn rủi ro hơn nhiều. Chuyển đổi số quan trọng với doanh nghiệp như vậy.
Sẽ không thể xoá bỏ hoàn toàn nghi ngờ và ngần ngại trong tâm trí nhân viên, nhưng hoàn toàn có thể giảm bớt. Ổn định và minh bạch là chìa khoá. Hãy luôn để nhân viên được thông tin đầy đủ và được tham gia vào cả quá trình. Giúp nhân viên hiểu những đang diễn ra là một cách thắp lên ngọn lửa động lực nơi họ. Và đương nhiên, để làm được điều này, cần một chiến lược hiệu quả, hấp dẫn.
2. Phát triển chiến lược chuyển đổi số toàn công ty
Theo khảo sát của Jabil, chỉ 23% nhà sản xuất thừa nhận rằng phải có chiến lược toàn công ty để chuyển đổi kỹ thuật số.
Hãy cùng làm rõ điều này. Luôn cần chiến lược. Với mọi đội ngũ thuộc doanh nghiệp, phải làm rõ về tầm nhìn, đặt mục tiêu đạt được cũng như cho cả team mục đích phát triển, bằng không, sẽ không thể mãi sống sót trên thị trường.
Cũng bất ngờ rằng 38% công ty tham gia khảo sát đều có dòng sản phẩm và công ty con sẽ đi đầu chuyển đổi số. Như đã nói, chuyển đổi số không phải là công việc của một phòng ban hay cá nhân. THành công không hoạt động như vậy. Các phòng ban với chuyên môn sẽ tham gia vào chiến lược, nhưng cả công ty phải làm việc để hướng tới mục tiêu chung.
Nếu doanh nghiệp vẫn băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, hãy nghĩ tới khách hàng. Doanh nghiệp sinh ra từ những nhu cầu còn bỏ ngỏ. Hãy để mục tiêu tối thượng đó hướng dẫn định danh bản thân, những gì công ty làm và lí do thực hiện trong công cuộc chuyển đổi số.
Đọc thêm: Chiến lược CX cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng
3. Tìm chuyên gia để chủ động dẫn đầu chuyển đổi số
Sẽ cần sự kết hợp giữa khả năng và công nghệ trên hành trình chuyển đổi số; không cái nào đi riêng lẻ được. Nếu hệ thống hiện tại đang cản trở doanh nghiệp, đã đến lúc đánh giá lại quan hệ đối tác công nghệ và những gì họ phải cung cấp.
Chuyển đổi số sẽ mang lại khó khăn công nghệ riêng của nó và doanh nghiệp cần những người phù hợp để cùng “lên thuyền”. Hãy đào tạo nhân sự để đọc hiểu thông tin kỹ thuật số và giúp xây dựng những kỹ năng cần thiết cho đổi mới. Đầu tư sớm vào con người, doanh nghiệp có thể dẫn đầu cuộc chơi.
Không có chuyên gia nội bộ ngay từ đầu là điều hoàn toàn dễ hiểu để bắt đầu chuyển đổi số. Điều này sẽ mang lại cơ hội để nhìn rộng ra và tìm đối tác kinh doanh hoặc nhân viên mới cùng đồng hành.
4. Đừng để cấu trúc theo tổ chức xác định tương lai kỹ thuật số
Chuyển đổi số là sáng kiến trọng yếu và sẽ yêu cầu thay đổi nhiều hơn cả trong chu trình hàng ngày của nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc phải thay đổi vai trò, thay đổi phòng ban hoặc đại tu cơ cấu tổ chức.
Hãy cân nhắc điều này. Phòng IT luôn báo cáo tới một người hoặc phòng chức năng cụ thể, hay đội kinh doanh được set up từ lâu, không có nghĩa là không thể thay đổi. Thực tế, những thay đổi này có thể giúp đội ngũ thổi một luồng gió mới vào công việc và sự nghiệp đã có sau chuyển đổi số.
Cấu trúc tổ chức phải linh hoạt - bởi vì biên giới mới của công nghệ, dữ liệu và trải nghiệm khách hàng sẽ đòi hỏi như vậy.
Đọc thêm: Chiến lược chuyển đổi số: 4 bước thay đổi doanh nghiệp cần chuẩn bị
5. Kiểm soát ngân sách khi chuyển đổi số
Sẽ rất tốt nếu có nguồn tài chính vô tận. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như vậy. Dường như, sẽ luôn phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách, từ đó hạn chế bất kỳ phần nào trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Hãy nhận thức đúng và chuẩn bị kỹ.
Khi chuyển đổi số có thể yêu cầu sự mới mẻ, đôi khi đáng kể, các khoản đầu tư vào công ty, con người và khách hàng của bạn, hãy nhớ rằng đây không phải là một cuộc đua. Khi bạn xây dựng chiến lược của mình, hãy sử dụng ngân sách như một sự kiểm tra thực tế để xem công ty có thể xử lý được bao nhiêu. Phát triển một kế hoạch bao gồm nhiều giai đoạn trong vài năm, nếu đó là điều bắt buộc. Đừng đặt công ty vào rủi ro về các vấn đề ngân sách.
Mặc dù đây là những vấn đề phổ biến nhất được chia sẻ bởi những công ty tham gia khảo sát, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn khác tồn tại. Nhìn chung, hãy nhớ xây dựng một nền tảng vững chắc trước tiên - một nền tảng thúc đẩy một loạt các kết quả cho công ty, khách hàng và nhân viên.
Đọc thêm: Cẩm nang cho CEO: Cách tránh 10 cạm bẫy làm chậm quá trình chuyển đổi số
Với tư duy cải tiến và đổi mới liên tục, tất cả những lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số đều nằm trong tầm tay. Chỉ cần đảm bảo đối mặt với những thách thức khi chúng đến và cố gắng hết sức để chuẩn bị trước.