Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Xây dựng chiến lược kinh doanh xung quanh big data

09 Feb, 2023 /
Chiến lược
Xây dựng chiến lược kinh doanh xung quanh big data

Chỉ thu thập dữ liệu sẽ là không đủ. Để hiệu quả hơn, hãy cố gắng để kết hợp dữ liệu vào chiến lược. Bài viết này sẽ đề cập tới điều đó, và giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào Big Data.

Tuỳ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổng hợp, xử lý và trực quan hoá dữ liệu - big data có thể giúp công ty chắt lọc các giá trị và lợi ích tài chính từ đó. 

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh xung quanh Big Data, rất hợp lý để bắt đầu với việc thu thập và chuyển sang khía cạnh trực quan, nhưng có hướng khác hiệu quả hơn. 

Muốn mục tiêu định hướng cho quy trình, bạn nên bắt đầu bằng việc định hình kết quả mình muốn đạt được, và xác định những gì đang cố gắng đạt được với Big Data, sau đó chuyển sang các khía cạnh giải quyết câu hỏi về cách phân tích dữ liệu đã thu thập, nơi sẽ thu thập dữ liệu cụ thể cần để đạt được mục tiêu đã đặt ra. 

Đây là cách quy trình này hoạt động với từng bước quy trình khi xây dựng chiến lược Big Data

Bước 1: Sắp xếp chiến lược và mục tiêu kinh doanh với dữ liệu

Hiểu và định hình được mục tiêu cũng như các sáng kiến chủ chốt trong kinh doanh muốn đạt được với sự hỗ trợ của dữ liệu là điều quan trọng để qua mọi bước của quy trình dưới đây, gồm các case, phân tích, dữ liệu, cấu trúc Big Data và yêu cầu công nghệ. 

Đối với các chiến thuật cụ thể - hãy đầu tư thời gian để hình dung kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được. Cách tốt nhất để làm điều đó là trả lời câu hỏi này: "Nếu kết hợp khối lượng lớn dữ liệu với phân tích nâng cao, thì loại đầu ra nào sẽ cung cấp giá trị nhất cho công ty hoặc người dùng?".

Đọc thêm: BIG DATA – Chìa Khóa Thành Công của marketing Thời Đại Số

Trong câu trả lời, hãy càng chi tiết càng tốt, vì sự chi tiết này sẽ dẫn doanh nghiệp đi qua các bước tiếp ngay sau đây. 

Bước 2: Xác định đây là case gì và định hình giá trị kinh tế của dữ liệu

Một khi đã xác định được mục tiêu, cần đánh giá lại mục tiêu bằng cách tạo và thử nghiệm các trường hợp sử dụng. Mục tiêu là xác định xem liệu kết quả đã hình dung trong bước đầu tiên có thực sự đạt được thông qua Big Data hay không và liệu kết quả đầu ra có thực sự mang lại giá trị cho công ty và người dùng hay không.

Nếu câu trả lời là có, nên tiến hành xác định giá trị kinh tế của dữ liệu - cách dễ nhất để thực hiện là xác định giá trị kinh tế cho tất cả các lợi ích mà doanh nghiệp có thể thu được từ việc triển khai dữ liệu.

Bước 3: Xác định các mô hình phân tích dữ liệu chính

Bước này là về định hướng các mô hình phân tích có thể sẽ dùng để tối ưu dữ liệu, dự báo, trực quan hoá dữ liệu và ra quyết định. Đây là khi cần định rõ cách các mô hình sẽ tạo thêm các giá trị kinh doanh khác cũng như cách áp dụng và sử dụng chúng.

Trong bước này, quan trọng là doanh nghiệp phải đặt ra các yêu cầu cụ thể dựa trên trường hợp được sử dụng để đảm bảo sẽ thu thập và xử lý được đúng những dữ liệu cần thiết, bỏ đi mọi dữ liệu tiêu tốn tài nguyên mà không cung cấp được giá trị nào. 

Bước 4: Xác định công cụ và kỹ thuật sử dụng

Bước tiếp theo là xác định những công cụ và kỹ thuật sẽ sử dụng. Sẽ cần một danh sách tính năng của giải pháp lý tưởng nhất, sắp xếp theo thứ tự, để cung cấp cách hiệu quả nhất để đi từ dữ liệu thô đến kết quả kì vọng ở bước 1. 

Đọc thêm: Big data và tác động của nó tới doanh nghiệp — chuyển data thành lợi nhuận

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, có thể có được một giải pháp sẵn có để thu thập, xử lý và trực quan hóa dữ liệu, nhưng trong hầu hết các trường hợp, sẽ cần một giải pháp tùy chỉnh có thể bao gồm các chi tiết cụ thể của chiến lược mà có thể dễ dàng triển khai với doanh nghiệp. 

Bước 5: Kết nối các nguồn dữ liệu chính

Bước cuối trước khi bắt đầu xây dựng hệ thống dữ liệu là xác định nguồn chính từ nơi thu thập dữ liệu. Có thêm dữ liệu sẽ tốt hơn, nhưng chỉ khi có thể sử dụng những dữ liệu đó. 

Thu thập các tập dữ liệu lớn với nhiều dữ liệu rác vương vấn ngay trên server là một kiểu tiêu tốn tài nguyên, vì thế hãy chỉ tập trung vào những gì quan trọng và những gì thực sự cung cấp cho doanh nghiệp và người dùng giá trị. 

Khi xác định nguồn tài nguyên, hãy luôn nắm vững đầu ra chính muốn đạt được và các mô hình xử lý dự định triển khai. Những điều này sẽ định hướng cho các lựa chọn sau. 

Bước 6: Xây dựng các khả năng doanh nghiệp có thể với Big Data

Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên, đã đến lúc để xây dựng các khả năng doanh nghiệp có thể với Big Data, từ thu thập, xử lý tới trình bày, tuỳ vào chiến lược và mục tiêu kinh doanh đã đặt ra, và có thể phải đảm bảo cả 3 khía cạnh trên hoặc chỉ phần. 

Bước này có thể gồm việc thuê một team chuyên gia về dữ liệu và xây dựng công cụ và ứng dụng tuỳ chỉnh, cho phép doanh nghiệp xoay xở và tự động hoá quy trình thu thập, xử lý và trực quan hoá dữ liệu.

Đọc thêm: Tại sao bạn cần cấu trúc quản lý dữ liệu (Data Governance) để xây dựng một doanh nghiệp số thành công

Một khi hệ thống tuỳ chỉnh dữ liệu đi vào hoạt động và dễ điều khiển, câu chuyện sẽ còn lại việc thử nghiệm, tối ưu và lặp lại các bước đó. Bằng cách nào, doanh nghiệp sẽ đảm bảo rằng hệ thống luôn đem lại những giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp và người dùng.

Đăng ký
nhận tin tức.