3 lý do để đầu tư nhiều hơn vào UX - trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng UX là một khoản đầu tư hợp lý để tăng lợi nhuận, nhưng không dễ để “mua” trải nghiệm. Một khoản đầu tư xứng đáng sẽ đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, và từ đó, cũng đem đến thêm lợi nhuận.
Trải nghiệm người dùng UX là một khoản đầu tư hợp lý để tăng lợi nhuận, nhưng không dễ để “mua” trải nghiệm.
Không dễ, vì trải nghiệm người dùng UX không phải là một vật hữu hình. Thay vào đó, đây là tổng hợp của những tương tác giữa người dùng và sản phẩm (với nhiều công ty, sản phẩm chính là trang website doanh nghiệp của họ). Vì thế, nếu đang phải thiết kế một chặng hành trình tương tác của người dùng tiềm năng, hãy làm cho đúng.
Vì sao ư, hãy nhìn vào 3 lý do dưới đây để hiểu vì sao trải nghiệm người dùng là một phần quan trọng với doanh nghiệp.
1. Website là bộ mặt doanh nghiệp
Hầu hết khách hàng sẽ check qua website trước khi thực sự lựa chọn sản phẩm, và nếu doanh nghiệp chạy SEO đúng cách, trang web sẽ nằm ngay tầm mắt người dùng, ở vị trí đầu tiên khi họ tìm kiếm trên Google. Nếu khách hàng tiềm năng đã tới được trang web doanh nghiệp, ngay lập tức có ấn tượng đầu tiên. Trải nghiệm người dùng tốt luôn đảm bảo cái nhìn đầu tiên của khách về doanh nghiệp sẽ là cái nhìn tích cực.
Vậy phải làm sao? Hãy trình bày những thông tin người dùng đang tìm kiếm một cách tiện lợi và nhanh gọn, bằng cách trình bày bố cục rõ ràng, giúp việc truy cập thông tin trực quan và đơn giản hơn. Nếu không làm tốt từ bước này, khách hàng sẽ biến mất trước cả khi công ty biết rằng mình có một khách hàng để mất.
2. Người dùng hạnh phúc là người dùng trung thành
Dù khách hàng tiềm năng ghé website để ngắm nghía dịch vụ hay lên trang web để mua bán (như website e-commerce), nếu có trải nghiệm tích cực, dường như họ sẽ có xu hướng thoáng tay hơn, trung thành hơn và hình thành mối quan hệ dài lâu với doanh nghiệp. Tất cả những ý đó đều là đích đến của mọi doanh nghiệp.
Nếu đổi góc nhìn một chút, hãy thử nhìn vào những ví dụ về trải nghiệm người dùng tệ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp đó lại được “độ” với tập khách hàng chất lượng siêu khủng, và hơn cả thế, họ là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ đó. Trong trường hợp này, dù UX không tốt, khách hàng vẫn tiếp tục truy cập web (Ví dụ, trang cung cấp visa của chính phủ).
Đương nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tới từ nhà nước và đạt được thành công dễ dàng như vậy. Về cơ bản, thị trường kinh doanh luôn khắc nghiệt và cạnh tranh. Giữ cho khách hàng hài lòng trên các điểm chạm là cách thiết thực để xây dựng lòng trung thành. Thực tế, 89% khách hàng sẵn sàng chuyển ngay sang công ty đối thủ nếu gặp trải nghiệm người dùng nghèo nàn. Vì thế, nếu chưa phát triển UX để đáp ứng nhu cầu người dùng, hãy coi đây là cơ hội để thu về lợi nhuận. Đừng để khách hàng bơ vơ giữa biển trải nghiệm tệ hại.
3. Trải nghiệm người dùng càng tốt, doanh số càng cao
Điều này đặc biệt đúng nếu phát triển trang thương mại điện tử, nhưng với mọi website, cái đích chung để hướng tới vẫn là giữ chân người dùng trên trang, càng lâu càng tốt. Hãy nhớ rằng, trang web doanh nghiệp không phải thứ duy nhất người dùng nhìn vào và tìm hiểu. Cá nhân tôi thì luôn mở ít nhất 3 tabs mỗi khi lên mạng. Vì vậy, cuộc chiến giữ chân người dùng khá là gay cấn. Website doanh nghiệp cần thật sự hữu ích, hấp dẫn và trực quan để trải nghiệm sử dụng thú vị hơn.
Hãy cung cấp cho người dùng những gì họ muốn ngay lập tức, và cũng đừng nói cho người dùng biết phải làm gì. Họ sẽ dành nhiều thời gian hơn trên trang web so với các đối thủ cạnh tranh, đưa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách tiến thêm một bước nữa, sâu sắc hơn.
Đây chỉ là ba lý do tại sao bạn nên đầu tư vào trải nghiệm người dùng. Còn hàng tá thứ khác đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn, vì vậy cách tốt nhất là bắt kịp xu hướng ngay bây giờ thay vì bị bỏ lại phía sau. UX có thể giúp được doanh nghiệp như thế nào nữa?