Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Muôn nẻo đường ngoắt ngoéo với font Tiếng Việt

30 Tháng 5, 2022 /
Cảm hứng thiết kế sáng tạo
Muôn nẻo đường ngoắt ngoéo với font Tiếng Việt

Font chữ và ngành công nghiệp làm font đã có lịch sử hàng nghìn năm. Kể từ thế kỷ 15, máy in được phát minh và đi theo đó, việc thiết kế và chuẩn hóa font cũng được chú trọng hơn. Tính tới nay, đã gần 6 thế kỷ trôi qua, font chữ hiện đã có mặt khắp nơi, gắn với nhiều hoạt động của con người.

Tuy có lịch sử dài như vậy nhưng khi xét cụ thể với font chữ Tiếng Việt, ngành công nghiệp này gần như không tồn tại. Nguyên do của việc này là bởi sự chậm tiến về kỹ thuật, đồng thời, do bản thân bộ chữ Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ rất mới. Nếu Tiếng Anh, Tiếng Đức hay Tiếng Pháp đã có hàng nghìn năm, thì bộ chữ Quốc Ngữ của chúng ta mới chỉ xuất hiện trên dưới 400 năm, được đi vào sử dụng chính thức khoảng 150 năm trở lại đây. 

=> Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #1: Lựa chọn font chữ    

Sinh sau đẻ muộn, lại được xây dựng dựa trên bộ chữ Latinh, vậy nên font chữ Tiếng Việt cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những font chữ Latinh trước đó. Đặc biệt là khi di chuyển tới thời kỳ internet, khi font chữ được số hóa, dễ dàng được chia sẻ, nó tạo ra một thuật ngữ thường được nhắc tới trong giới thiết kế là “font Việt hóa”.

Tuy những bộ font Việt hóa này lấy từ những font Tiếng Anh, với bảng chữ cái tương tự, nhưng về bản chất Tiếng Anh và Tiếng Việt vẫn là hai ngôn ngữ khác nhau. Những font chữ này vốn không được thiết kế để phù hợp với bảng chữ cái Tiếng Việt, vậy nên, khi chúng ta mang chúng về và “Việt hóa” chúng ta sẽ gặp rất nhiều rào cản. Những rào cản ấy là gì?

Xem thêm: 10 nhận diện thương hiệu đẹp và hiệu quả từ brands    

Sự khác biệt giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt

Dù Tiếng Anh và Tiếng Việt cùng là ngôn ngữ thuộc hệ chữ Latin, nhưng với Tiếng Việt chúng ta một bảng chữ cái phức tạp hơn và nó đặc biệt phức tạp khi chúng được thêm dấu.

Nếu bảng chữ cái Tiếng Anh có 26 ký tự, thì bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 ký tự. Trong đó, Tiếng Anh có những chữ cái mà Tiếng Việt không có, như: f, j, w, z. Nhưng ngược lại, Tiếng Việt có thêm dấu chữ, tạo ra các biến thể chữ mà Tiếng Anh không có là: ă, â, ê, đ, ô, ơ, ư.

font tiếng việt

 

Như vậy với Tiếng Anh, số lượng các cặp ký tự sẽ ít hơn Tiếng Anh. Ví dụ, trong Tiếng Anh sẽ chỉ có cặp n-a, mà sẽ không có các cặp n-ă, n-â, tương tự, Tiếng Anh là h-o thì Tiếng Việt sẽ là cả h-o và cả h-ô, h-ơ.

Và đặc biệt, ngoài dấu chữ, Tiếng Việt còn có dấu giọng (thanh dấu), gồm: huyền, sắc, ngã, nặng, hỏi, khiến cho một cặp n-a trong Tiếng Anh có thể trở thành 18 cặp trong Tiếng Việt là: n-a, n-à, n-á, n-ã, n-ạ, n-ả, n-ă, n-ằ, n-ắ, n-ẵ, n-ặ, n-ẳ, n-â, n-ầ, n-ấ, n-ẫ, n-ậ, n-ẩ.

font tiếng việt

 

Với sự phức tạp này, khi làm việc với font Tiếng Việt chúng ta sẽ đối mặt với những thách thức gì?

Thách thức với font Tiếng Việt

Hai tầng dấu

Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất có dấu, Tiếng Pháp hay Tiếng Tây Ban Nha cũng có dấu. Tuy nhiên, Tiếng Việt là ngôn ngữ duy nhất có 2 tầng dấu. Ví dụ, từ “đố” là một từ có 2 tầng dấu, gồm cả dấu chữ lẫn dấu giọng.

Việc có 2 tầng dấu này tạo ra nhiều thách thức cho việc thiết kế font. Thứ nhất, nó ảnh hưởng tới khoảng cách dòng. Với 2 tầng dấu, mật độ của khoảng dương (chữ) sẽ trở nên  dầy hơn, khiến cho khoảng âm (khoảng trống) bị hẹp lại. Trong trường hợp này, nếu chúng ta giữ nguyên khoảng cách dòng như với Tiếng Anh, khả năng cao nó sẽ gây khó đọc.

Xem thêm: Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #2 Kết hợp typeface 

Điều ấy khiến chúng ta phải cân nhắc tới việc thu nhỏ hoặc thay đổi vị trí dấu. Nhưng nó cũng sẽ trở thành vấn đề thứ hai. Việc thu nhỏ dấu có thể bất hợp lý bới thiết kế font không phù hợp với dấu nhỏ. Tương tự, thay đổi vị trí dấu cũng có thể tạo ra vấn đề kerning.

font tiếng việt

 

Font Tiếng Việt đặt vị trí dấu như thế nào?

Trong trường hợp đứng một mình, những chữ cái không có dấu chữ hoặc có là dấu móc, dấu trăng (mũ ngược), việc đặt dấu giọng khá đơn giản. Chúng ta có thể căn giữa, hoặc căn theo trục chữ (đối với font chữ nghiêng). 

Nhưng với những ký tự kèm dấu mũ, ví dụ như â, ô, ê, khi đi cùng dấu sắc hoặc huyền, việc đặt dấu sẽ cần xem xét kỹ hơn. Bởi dấu mũ chiếm một khoảng trống tương đối tính từ x-height lên tới đỉnh mũ, việc thêm thanh dấu ngay chính giữa khiến chữ được cân bằng hơn nhưng lại làm tăng diện tích dấu, có thể làm ảnh hưởng tới khoảng trống cần thiết của khoảng cách dòng.

=> Series: Typography trong quy trình xây dựng trải nghiệm số #3: Ứng dụng trong thiết kế website/App

Thông thường, dấu sắc và dấu huyền được đặt bên phải của dấu mũ, nó giải quyết vấn đề về khoảng trống nhưng không gây cảm giác khó đọc. Dù vậy, hai dấu này vẫn có thể đặt bên trái nếu nó phù hợp với thiết kế của chữ.

font tiếng việt

 

Ngoài ra, việc đặt dấu cũng sẽ gặp vấn đề khi chữ cái kết hợp thành cặp. Ví dụ như với cặp ố-t, nếu dấu sắc đặt quá sát về phía chữ t bên trái có thể tạo ra khoảng dấp dính, gẫy khó đọc.

font tiếng việt

 

Kerning trong font tiếng Việt

Cũng với ví dụ của cặp ố-t, để giải quyết vấn đề này chúng ta cần điều chỉnh khoảng trống giữ hai cặp, sao cho giải được vấn đề khó đọc nhưng vẫn giữ đảm bảo tính thẩm mỹ và nhịp điều (giữa chữ và khoảng trống) trong tổng thể font chữ.

Xem thêm: Nhận diện thương hiệu: Học được gì từ logo của Starbucks?    

Tương tự, với những ký tự có dấu móc như ơ và ư, cũng khiến cho việc kerning trở nên khó khăn hơn. Nếu với o hay u, các cặp đi cùng chúng có thể được kerning theo strem của chữ. Vì không có dấu móc nên khoảng cách này cũng sẽ khá giống với khoảng cách khi chúng ta kerning cho các ký tự như a, b, e, p. Tuy nhiên, với ơ hay ư, khi có dấu móc bên phải, việc kerning không thể giống với o, u, thường khoảng cách sẽ phải rộng hơn. Đồng thời khi thiết kế chữ, designer cũng phải xem xét tới yếu tố này để quyết định hình dạng và kích thước của dấu móc.

font tiếng việt

 

Trọng lượng dấu

Không chỉ có dấu móc, hình dạng và kích thước của các dấu khác cũng ảnh hưởng tới các yếu tố khác của font chữ. Bởi vậy, thiết kế của dấu nên được xem xét ngay từ khi bắt đầu thiết kế font chữ.

Tuy nhiên việc thiết kế dấu Tiếng Việt gặp phải thách thức về việc xác định trọng lượng (diện tích) của dấu. Thường designer sẽ không muốn để trọng lượng dấu lớn bởi sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh các khoảng cách chữ. Đặc biệt là khi viết hoa, ví dụ như chữ “HẰNG”, dấu của chữ sẽ còn cao hơn cả cap height.

Dù vậy, trọng lượng dấu quá nhỏ cũng có thể là vấn đề. Với thiết kế dấu nhỏ, mặt chữ sẽ trở nên khó nhận diện. Ví dụ, chữ “chú” hoàn toàn có thể bị đọc nhầm thành “chu”.

font tiếng việt

 

Hình dạng dấu trong font Tiếng Việt

Như đã nói, hình dạng dấu tương quan với các yếu tốc khác của toàn bộ font chữ. Hình dạng dấu cần được thiết kế sao cho đáp ứng đủ những tiêu chí về khả năng đọc, nhận diện mặt chữ nhưng cũng phải phù hợp và hài hòa với thiết kế font chữ tổng thể.

Đây là vấn đề phổ biến nhất của các bộ font chữ Việt hóa. Bởi khi thêm dấu cho một font chữ đã hoàn thiện, việc thiết kế chúng như thế nào để nó được đồng nhất với thiết kế của font là vô cùng khó. 

Bởi vậy mà dấu của font chữ Việt hóa thường xấu, không có cùng ngôn ngữ thị giác với font chữ gốc. Còn ngược lại, nếu chúng ta thiết kế một bộ dấu phù hợp với thiết kế font chữ thì chúng ta vẫn phải điều chỉnh lại toàn bộ các yếu tố khoảng cách. Dù điểu chỉnh xong chưa chắc đã ra một bộ font đẹp.

font tiếng việt

 

Xem thêm: Bạn đã biết về Quy tắc thiết kế UI cho website?

Bài viết
liên quan

Đăng ký
nhận tin tức.