Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hiểu nhanh về Website Headless CMS trong 5 phút

02 Jun, 2022 /
UX/UI
Hiểu nhanh về Website Headless CMS trong 5 phút

Về cơ bản có thể cắt bỏ các tính năng quản lý nội dung tuyệt vời của WordPress, để lại Website Headless CMS nhanh và gọn nhẹ.

Website Headless CMS là gì?

Headless CMS là hệ thống quản lý nội dung chỉ gắn với phần back-end, xây dựng từ nền tảng là kho nội dung có thể kết nối qua RESTful API hoặc GraphQL API để hiển thị trên bất kì thiết bị nào.

website headless cms

 

Tên gọi “headless” sinh ra từ khái niệm “gọt bớt phần đầu”, mà trong trường hợp này nghĩa là tách riêng phần “đầu” - front-end của website với phần “thân” - phần back-end - kho nội dung của web. Headless CMS duy trì trải nghiệm trên giao diện ổn định, cùng lúc đó quản lý và cung cấp nội dung qua RESTful hoặc GraphQL API. Qua cách tiếp cận như thế này, Headless CMS không đặt nặng vào việc hiển thị nội dung như thế nào hay ở đâu. Trọng tâm của mô hình web tiên tiến này nằm ở việc lưu trữ và truyền tải nội dung tách biệt với phần front-end, nơi trực tiếp kết nối với người dùng. 

Nói ngắn gọn, mô hình website Headless CMS gộp chung mọi thứ thành một pack database, phần back-end sẽ mang UI - giao diện mới, tách hẳn với phần front-end và chỉ kết nối với nhau thông qua API. 

Bản sao của mô hình web CMS thường được gọi là CMS monolithic (nguyên khối), thông thường hoặc kết hợp.

website headless cms

 

Hãy cùng nhìn vào hệ thống CMS Monolithic - nguyên khối và tập đặc trưng của nó, gồm có:

  • Nguồn database dành cho nội dung để viết và đọc.
  • Giao diện admin cho phép người làm nội dung quản lý nội dung
  • Nơi tương tác giữa bên làm nội dung và phía người xem
  • Giao diện người dùng thực tế kết hợp dữ liệu từ cơ sở dữ liệu với HTML.

WordPress vs. Website Headless CMS: Khác biệt ở đâu?

WordPress là mô hình web vô cùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chọn WordPress hay Headless CMS, cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm của 2 mô hình web khác nhau này.

WordPress

Ưu điểm

Dễ cài đặt

Quá trình cài đặt WordPress khá thẳng thắn và nhanh gọn, đánh dấu bước khởi đầu dễ chịu. Tất cả những gì bạn cần làm là lập trang web của mình và tải lên cơ sở dữ liệu. Nếu đang sử dụng FTP, chỉ cần tạo cơ sở dữ liệu - database, up lên WordPress và cài đặt để tiếp tục

Dễ quản lý phương tiện truyền thông

Để làm phong phú nội dung trên trang WordPress của mình, rất nhanh chóng và dễ dàng thêm vào hình ảnh, video và các hình thức media khác. Cơ cấu kéo và thả sẽ nhanh chóng đưa media vào nội dung để post, và thậm chí bạn còn có thể sử dụng tính năng chỉnh sửa ảnh nếu cần thiết.

Thiết kế reponsive

Điện thoại di động là một nguồn thu lưu lượng người dùng tới website đáng kể, vì thế, website phải đáp ứng nhiều thiết bị để thu hút khách hàng tiềm năng qua kênh di động. WordPress áp dụng thiết kế responsive, đảm bảo luôn tối ưu website trên mọi thiết bị mà không phải thiết kế phiên bản riêng biệt. 

Xem thêm: Hiểu từ A-Z về Thiết kế Website Responsive    

Dễ sử dụng

Sức thu hút của WordPress đến từ sự đơn giản. Bản thân phần mềm đã có giao diện trực quan, ai cũng có thể thông thạo sau một vài giờ hí hoáy. WordPress còn có một bảng điều khiển tích hợp cho phép người dùng tạo các trang, bài viết hoặc danh mục mới, sửa đổi chủ đề và cài đặt, v.v. Vì nền tảng mã nguồn mở miễn phí nên đây là một giải pháp hiệu quả về chi phí.

Nhiều lựa chọn chủ đề

Chủ đề - Themes xác định hình thức website cũng như phong cách điều hướng. WordPress cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng về themes mà có thể điều chỉnh để đáp ứng nhiều nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Người dùng có thể download chủ đề dựa trên nhu cầu, tạo sự đồng bộ trong nhận diện thương hiệu tốt trên Internet.

Nhiều Plugin có sẵn

Nền tảng của WordPress được tạo thành từ các plugin. Người dùng có thể sửa đổi trang web cũng như thêm các tính năng và chức năng cần thiết bằng cách sử dụng các plugin. Cài đặt plugin là tất cả những gì cần thiết để thêm một tính năng mới vào trang web. Tiện lơi hơn cả, hầu hết Plugin cung cấp đều miễn phí hoặc có mức giá dễ chịu.

Thân thiện với nhu cầu về E-commerce

WooCommerce, một plugin E-commerce miễn phí trên WordPress, cho phép tạo các cửa hàng online có hình ảnh đẹp và giàu tính năng. WooCommerce là một hệ thống e-commerce phức tạp tích hợp dễ dàng với WordPress và cung cấp cho người bán và nhà phát triển sự linh hoạt hoàn toàn về cách bán sản phẩm trên mạng. .

Tối giản yêu cầu về Code

Sự phức tạp trong code sẽ giảm bớt tới tối thiểu với WordPress vì hệ thống quản lý nội dung CMS có nhiều tính năng đa dạng và thân thiện với người dùng. Quản lý content, tạo nháp, sửa post, thêm media hay các kế hoạch truyền thông khác có thể được hoàn thành mà không cần code quá nhiều.

Nhược điểm

​​Các tính năng bổ sung yêu cầu rất nhiều plugin

Khi mua một template, doanh nghiệp sẽ thường nhận được các trang web đã có sẵn và hoàn toàn cần được tùy chỉnh với nội dung của thương hiệu.

Nếu agency muốn thêm một số tính năng khác vào trang web, sẽ phải tìm kiếm các plugin khác trên WordPress. Một số plugin miễn phí, trong khi những plugin khác thì mất phí. Thường thì các plugin có sẵn đã lỗi thời và không còn được sử dụng nữa.

=> 11 Nguyên tắc thiết kế web sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn

Kể cả muốn thực hiện tác vụ đơn giản như nhúng link Instagram của doanh nghiệp trên website, ví dụ, phải download plugin InstaWidget. TIếp đến, phải cài đặt plugin, quản lý và cập nhật lại theo nhu cầu của doanh nghiệp. Công việc này khá lằng nhằng và phiền nhiễu.

Liên tục cập nhật

Thời đại số, mọi thứ luôn phát triển từng ngày và liên tục, cải thiện trải nghiệm người dùng. Doanh nghiệp sẽ phải kiểm tra dashboard của website liên tục để xác định chủ đề hay plugin có cần cập nhật không. Đây thường là thao tác bị làm ngơ. Hãy nhớ rằng, với mọi bản cập nhật phần mềm, luôn có bugs và lỗi. Trang của doanh nghiệp có thể đang dính tới những đường link rác hoặc đối mặt với nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

Tốc độ tải trang chậm

WordPress vẫn là một nền tảng chậm chạp vì tất cả các plugin bổ sung, cơ sở dữ liệu cũng như cơ sở mã quá bão hòa. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất giải thích cho tốc độ load chậm của trang web trên nền tảng WordPress. Hiệu suất của web còn bị ảnh hưởng bởi ảnh dung lượng lợn, độ dài text và host thiếu ổn định.

Tốc độ tải của website khá quan trọng. Website load nhanh sẽ không làm nản lòng người dùng và thoát ngay trước cả khi vào được web để mua bán. 

Xếp hạng SEO thấp

WordPress chỉ tích hợp một số công cụ SEO có sẵn, và từng đấy sẽ không đủ để xếp hạng trên Google. Nếu không muốn bỏ phí mọi công sức và đầu tư vào SEO, doanh nghiệp cần những công cụ và công nghệ mạnh mẽ hơn để cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.

Trang web có thể bị sập mà không thông báo trước

Các trang web có thể ngừng hoạt động vì nhiều lý do và không có cảnh báo. Nếu không theo dõi thông tin thanh toán chặt chẽ, có lẽ doanh nghiệp sẽ không bao giờ biết trang web có khả dụng hay không. Website hoàn toàn có thể bất ngờ ngừng hoạt động trong vài giờ hoặc có thể vài ngày, gây gián đoạn đáng kể cho hoạt động của công ty.

Sau đó, sẽ phải trả cho một công ty để hỗ trợ sao lưu thông tin, đây là một khoản chi phí khác không ai muốn gánh chịu. 

Bảo mật mỏng manh

Trang web, như bất kỳ thứ gì khác trên internet, đều rất dễ bị tấn công và gửi thư rác. WordPress là mục tiêu thường xuyên của tin tặc vì sự phổ biến của nó. Ngay cả khi công ty cài đặt tất cả các plugin bảo mật của WordPress, đó vẫn là chưa đủ. Nếu trang web có phần bình luận hoặc form liên hệ, website sẽ dễ bị spam. Bất kì lỗi nào trên trang cũng sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng và thậm chí, phân phối phần mềm độc hại cho người dùng.

WordPress có thể được sử dụng cho những mục đích gì? 

Trước tiên, WordPress framework phù hợp nhất với Blogs. Bản thân hệ thống web này cũng là nền tảng blogging và từ đó mới phát triển thành hệ thống quản lý nội dung toàn diện. Nhiều tạp chí online như TechCrunch và Time cũng sử dụng WordPress để làm trang mạnh hơn. 

WordPress cũng phù hợp với những nội dung giải trí từ truyện tranh tới kênh truyền hình, như WGN TV đã làm. Bên cạnh đó, những trung tâm giáo dục như Đại học Bang Georgia cũng có thể sử dụng WordPress vì sự linh hoạt và dễ điều khiển của mình.

Ngoài ra, các trang tổ chức cộng đồng cũng có thể tìm tới WordPress như một giải pháp online. Fresh Apps là một ví dụ đã sử dụng mô hình web này. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng WordPress. Tuy nhiên, website doanh nghiệp, vốn mang tính phức tạp và mang nhiều chức năng khác nhau sẽ yêu cầu kiến thức sâu rộng về công nghệ front-end để ứng dụng tốt WordPress. 

Xem thêm: Tại sao cần website doanh nghiệp? Lợi ích website doanh nghiệp

Website Headless CMS: Mô hình Web tiên tiến 

website headless cms

 

Ưu điểm

Có thể truyền tải nội dung đa kênh

Một nguồn nội dung đơn lẻ, như mô tả sản phẩm cho một sản phẩm trên mạng, có thể tự động thích ứng với môi trường xuất bản của mình và thể hiện bản thân một cách tối ưu cho đích.

Bảo mật

Vì tách biệt hẳn với front-end, nội dung trên Website Headless CMS được cung cấp trên một “lãnh thổ” riêng khó xâm phạm.

Trải nghiệm chỉnh sửa nhanh gọn hơn

Trên mô hình Headless CMS, sự tách biệt giữa code và nội dung đơn giản hoá mọi thứ cho người viết nội dung và người biên tập, những người không quan tâm code là gì và có thể tập trung vào mảng mình mạnh hơn, là viết.

Xem thêm: Ứng dụng màu sắc trong thiết kế website    

Khả năng tương thích

Nội dung do API phân phối dễ dàng tích hợp, chỉnh sửa và phổ biến hơn, cắt giảm thời gian để phát triển trải nghiệm theo hướng nội dung như web và app. 

Triển khai nội dung nhanh chóng (qua API)

Hầu hết các Website Headless CMS sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên API, cho phép các nhà phát triển truyền tải nội dung một cách nhanh chóng. Tốc độ powerment được tối ưu, tăng năng lượng tải, hạ tầng máy nhẹ hơn nhiều lần vì chỉ cần tiếp xúc với một phần hệ thống dữ liệu front-end cần thiết, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoặc triển khai các kênh bổ sung chỉ trong vài giờ.

Khả năng mở rộng

Thay vì triển khai nhiều phiên bản CMS song song, ví dụ: để hỗ trợ các kênh web và di động, một phiên bản website Headless CMS duy nhất có thể phục vụ các kênh kỹ thuật số không giới hạn.

Sự linh hoạt

Website Headless CMS giúp developer có thể sử dụng tất cả các công cụ và framework mới nhất để mang trải nghiệm nội dung trở nên sống động trên bất kỳ nền tảng hiện đại nào mà không bị mã hoá ngôn ngữ độc quyền hoặc các giới hạn khác trên một CMS cụ thể.

Nội dung mô-đun

Vì nội dung trên Website Headless CMS  không bị ràng buộc với bất kỳ giao diện người dùng cụ thể nào, nên sẽ trở thành mô-đun, cho phép xử lý và phân phối nội dung qua bất kỳ điểm tiếp xúc nào mà không cần phải sao chép hoặc tái cấu trúc.

Tuỳ chọn media đa dạng

Headless CMS không chỉ liên quan tới nội dung thuần văn bản mà kết hợp nhiều hình thức media như âm thanh và video. 

Phải đối mặt với những nguy cơ nào khi sử dụng Website Headless CMS?

Không có trình chỉnh sửa WYSIWYG

Sẽ mất tùy chọn xem trước trực tiếp nếu sử dụng hoàn toàn cách tiếp cận headless. Sẽ không thể nhanh chóng kiểm tra những gì người dùng sẽ thấy trên giao diện người dùng.

Kỹ năng lập trình là bắt buộc

Sẽ cần một người viết mã giao diện người dùng ngay lập tức nếu trước đây website chưa có. Để tận dụng tối đa hệ thống Headless CMS, cũng sẽ cần một số thư viện phức tạp hơn, vì đây là công nghệ mới, nên tài nguyên thư viện sẽ ít hơn.

Bảo trì nhiều hơn cần thiết

Điều này đặc biệt đúng khi một thiết lập bị ngắt kết nối. Có thể xử lý với hai hệ thống để quản lý, đặc biệt là về bảo mật và nâng cấp.

Chứng chỉ sẽ nghiêm ngặt hơn

Người dùng phải được xác thực rằng Headless CMS khác với trong CMS được liên kết. Đây có thể là một quá trình tốn thời gian, nhưng đều hướng tới một hệ thống web an toàn hơn.

Headless CMS phù hợp với những trường hợp nào?

Xuất bản nội dung đa nền tảng

Các trang web không còn được coi là nền tảng độc lập. Giữa các phương tiện truyền thông xã hội, các ứng dụng và thậm chí cả các trang web khác, có một mạng lưới liên kết và tự động hóa giúp mọi thứ hoạt động trơn tru. Giờ đây, có thể xuất bản bất kỳ thứ gì và phân phối ngay lập tức trên vô số nền tảng khác nhau.

Xuất bản đa kênh là một chiến lược tiết kiệm thời gian được các doanh nghiệp internet lớn sử dụng. Dưới đây là một số ví dụ về những gì có thể làm với Headless CMS:

  • Thêm các mặt hàng vào trang web riêng cũng như các trang thương mại điện tử như Amazon và eBay.
  • Cung cấp tài liệu cho các trang web của đối tác
  • Gửi tin nhắn đến những người đăng ký email để thông báo về bài đăng mới
  • Khi xuất bản các bài báo hoặc blog gần đây, có thể chia sẻ chúng ngay lập tức trên mạng xã hội
  • Lưu và sắp xếp tài liệu để chuẩn bị cho quá trình in thực tế
  • Sử dụng Internet of Things làm lợi thế (thiết bị thông minh)

REST API, thứ kết nối back-end của WordPress với những ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp làm mọi điều trên. API chỉ đơn giản là giao diện, tương đồng với bộ điều khiển sử dụng để quản trị server với dữ liệu. Lúc này, WordPress đã được tách khỏi giao diện người dùng, có thể sử dụng bộ điều khiển này để quản lý những nền tảng mà trang web liên kết đến và những gì tác động tới dữ liệu. 

Xem thêm: Thiết kế trải nghiệm người dùng UX trên website    

Ví dụ, khi viết blog trên WordPress, doanh nghiệp có thể cài đặt REST để viết bài rồi upload lên một trang riêng biệt. Sẽ cần cài đặt thêm một chút, nhưng một khi đã ổn định, hệ thống có thể tự vận hành êm ả.

Xây dựng App

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của nền tảng đa kênh Headless WordPress là khả năng vận hành một ứng dụng hoàn chỉnh mà chỉ cần một website và REST API. Đây là phương pháp tốt để cung cấp ứng dụng hay app có nội dung cụ thể.

Điều này thì hơi phức tạp với WordPress thông thường, khi trang web giao diện người dùng gắn bó chặt chẽ với back-end. Điều này cũng nghĩa là sẽ phải sử dụng PHP (không app di động và không có framework đa nền tảng như React).

Khi tách riêng front-end và back-end, có thể di chuyển nội dung ở back-end đến bất cứ đâu và sẽ cập nhật ngay lập tức trên các ứng dụng. Có thể tự do sử dụng bất kỳ ngôn ngữ mã hóa nào. Website không còn bị giới hạn trong PHP và Javascript. Headless CMS Website đã sẵn sàng sử dụng ngay sau khi kết nối phiên bản Headless WordPress của mình với app di động.

Ngoài việc phát triển app, còn có một loạt các ứng dụng sáng tạo khác cho chức năng này. Ví dụ: không bị giới hạn đối với các app dành cho smartphone. Ngoài ra còn có các ứng dụng web. Có nhiều ứng dụng online khác nhau để cân nhắc. Thậm chí có thể kết nối WordPress với ứng dụng kiosk trong cửa hàng của mình để tự động cập nhật danh sách sản phẩm!

Trang Web E-commerce

Hãy nhìn lại lựa chọn Headless CMS cụ thể này: Có thể nâng cấp nền tảng e-commerce hiện có, như Shopify, để hoàn chỉnh flow kiểm soát cả quá trình check-out, hoặc có thể cân nhắc lựa chọn headless của Shopify.

Thiết kế sẽ chủ yếu dựa vào template của Shopify cũng như những khả năng sáng tạo khác đã được tính đến, sửa đổi thủ tục thanh toán sẽ có thể làm được nhưng bị hạn chế.
Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể thiết kế quy trình thanh toán theo ý muốn và Shopify sẽ chỉ xử lý giao dịch tiền.

Khác biệt chủ yếu là với lựa chọn headless CMS, doanh nghiệp sẽ phải nghĩ tới từng góc nhìn của người dùng. Nếu mọi thứ dường như chỉ mang lại rắc rối mà không có lợi ích cụ thể nào, có lẽ headless CMS không thực sự phù hợp. 

Những người yêu cầu phiên bản headless là những người thực sự hiểu và trân trọng sự linh hoạt mà Headless CMS mang lại. Thiết kế sẽ được tự do, không lo ngại giới hạn, và người cầm web có thể kiểm soát mọi pixel dưới góc nhìn người dùng, từ code trên thiết bị người dùng, theo dõi hành vi, tối ưu, và nâng cao mọi tương tác. 

Cùng lúc đó, vẫn có thể ủy thác xử lý giao dịch cho headless CMS thương mại điện tử, cho phép sử dụng hệ thống phụ trợ của họ.

WordPress và Website Headless CMS, chọn gì cho phù hợp?

Cả WordPress và CMS không đầu đều có những lợi ích và nhược điểm riêng. WordPress, như ta thấy ngày nay, là một giải pháp nhanh chóng, có thể mở rộng và hiệu quả về chi phí, và cũng không cần nhiều hiểu biết về kỹ thuật. Tuy nhiên, WordPress hạn chế các tùy chọn công nghệ có sẵn, ví dụ là sự thiếu linh hoạt  đa nền tảng (trong số những thứ khác).

Mặt khác, Website Headless CMS nhanh chóng, an toàn và có tính đa kênh. Tuy nhiên, do cách hoạt động, loại CMS này đòi hỏi các kỹ năng phát triển thiết kế, giao diện người dùng và phụ trợ. Do đó, một trang web Headless CMS có thể rất tốn kém.

WordPress thường được gọi là một hệ thống quản lý nội dung “nguyên khối”. Điều này có nghĩa là, mặc dù có một back-end mạnh mẽ để tạo và quản lý nội dung, mô hình web này vẫn được thiết kế với sự chú ý của bản trình bày front-end. WordPress cũng gắn kết mặt trước và mặt sau với nhau bằng cách gói chức năng hiển thị trong các plugin và chủ đề.

Tuy nhiên, về cơ bản có thể cắt bỏ các tính năng quản lý nội dung tuyệt vời của WordPress, để lại Headless WordPress CMS nhanh và gọn nhẹ. Doanh nghiệp có thể mở rộng quản lý nội dung đã xây dựng trong WordPress ngoài chủ đề bằng cách sử dụng API REST của WordPress.

=> Bạn đã biết về Quy tắc thiết kế UI cho website?

Admin web vẫn có thể sử dụng tất cả các tính năng back-end của nền tảng trong trường hợp này, nhưng đó sẽ là một hệ thống tương tác. Nội dung nằm ở hàng chờ để được gọivà sau đó phản hồi một cách thích hợp. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận chủ động, hiện tại của WordPress trong việc đẩy hoặc phân phối nội dung đến hầu hết các trang web dựa trên trình duyệt.

Đăng ký
nhận tin tức.