Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Checklist Những Điều Cần Chuẩn Bị Trước Một Dự Án Branding

07 Nov, 2022 /
Branding

Tôi cá rằng Branding sẽ là một trong những dự án thú vị nhất của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Bởi lẽ, đó là lúc bạn đang đặt lại từng viên gạch, dựng từng bộ khung, tô điểm từng màu sắc cho chính thương hiệu của mình. Dự án Branding giúp bạn gắn kết từng con người với nhau bằng một định hướng thống nhất và sau đó tự hào đứng trước đám đông bằng những hình ảnh, thông điệp hoàn toàn mới. Tuy vậy, đây cũng là dự án yêu cầu những sự chuẩn bị không nhỏ để mọi thứ có thể vận hành chỉn chủ. Không ai muốn bỏ sót bất kỳ điều gì trong một dự án quan trọng bậc nhất của công ty. Thấu hiểu điều này, Beautique gửi đến bạn checklist những điều cần chuẩn bị trước một dự án Branding, rất hi vọng có thể giúp ích cho bạn trong toàn bộ quá trình cộng tác. 

Mời bạn lắng nghe chúng tôi chia sẻ qua podcast dưới đây:

Spotify | Youtube


1. Xác định vấn đề bạn đang gặp phải

Tại Beautique, chúng tôi quan niệm rằng thiết kế và ngôn ngữ là công cụ giúp thương hiệu giải quyết triệt để một vấn đề nhất định, không chỉ đơn thuần dừng lại ở bắt mắt và bắt tai. Vậy nên, Xác định vấn đề là bước đi mang yếu tố thành bại trong một dự án Branding. Thiết kế đẹp, ngôn từ hay sẽ chẳng thật sự đem lại tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của thương hiệu nếu như không giải quyết bất kỳ vấn đề cụ thể nào. Cùng chậm lại và đặt câu hỏi để tìm ra khó khăn. Đây cũng chính là lúc xác định đề bài cho toàn bộ dự án!

1

Có những trường hợp cả doanh nghiệp và agency đều loay hoay trong quá trình xác định vấn đề, dẫn đến một kết quả không đâu về đâu. Khi đó toàn bộ sức lực, tiền bạc, thời gian của đôi bên đều đổ sông đổ bể. Nếu chúng ta không biết chính xác vấn đề nằm ở đâu, rất có thể chúng ta sẽ xử lý một vấn đề không phải là vấn đề.

 

2. Xác định mục tiêu của dự án

Sau khi xác định đề bài, bạn sẽ tiến đến trả lời câu hỏi: Sau khi giải được bài toán này, mình sẽ đạt được điều gì. Đây chính là mục tiêu cho toàn bộ dự án để phía doanh nghiệp & agency cùng đồng lòng hướng tới. Một mục tiêu rõ ràng sẽ xác định kì vọng của toàn bộ những người tham gia dự án, từ đó đưa ra một khung tham chiếu giúp đánh giá hiệu quả của toàn bộ dự án.

2

3. Bạn dự định triển khai Identity hay Branding?

Vẫn luôn tồn tại rất nhiều hiểu lầm xoay quanh hai khái niệm kể trên. Mọi người thường gọi lẫn Identity & Brand là Làm nhận diện thương hiệu. Hoàn toàn sai. Nhận diện thương hiệu được hiểu là Identity, hay đầy đủ hơn: Brand Identity. Branding là khái niệm rộng lớn hơn rất nhiều. Ở đó, doanh nghiệp sẽ cùng agency cùng nhau xác định toàn bộ nền móng và định hướng cho thương hiệu thay vì chỉ đơn thuần dừng lại ở mặt “Nhận diện” như Brand Identity. Hiểu đơn giản, Branding sẽ là quá trình xác định mã gen cho thương hiệu, Identity sẽ là màu da, mái tóc, mùi hương cơ thể, … những gì mang tình bề ngoài nhất.

3

Nếu bạn có ý định triển khai một bộ Brand Identity, hãy tạm gác lại và đánh giá toàn bộ Nền móng của thương hiệu lúc bấy giờ. Nếu bạn có một nền móng vững chắc và một hướng đi rõ ràng, lúc này hãy tự tin triển khai bộ nhận diện thương hiệu. Còn không, đừng cứ nhắm mắt mà đi. Bởi lẽ nếu thiếu đi một định hướng cho thương hiệu, bộ nhận diện bề ngoài sẽ chỉ thuần túy mang yếu tố đẹp/xấu mà không góp phần thể hiện bất kỳ định hướng nào của thương hiệu.

4. Nhân lực tham gia vào dự án

Đây là một trong những yếu tố có tính quan trọng cao ảnh hưởng tới quá trình phối hợp thực hiện dự án giữa phía doanh nghiệp và agency. Một quyết định đưa ra có thể chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều ý kiến của những cá nhân khác nhau. Tất cả sẽ rối tung lên nếu Chín người mười ý mà không một ai có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn hãy xác định rõ ràng ai là “Decision Maker” của dự án và hãy tin tưởng vào quyết định của người đó. 

4

Bên cạnh đó, sẽ có những dự án bị ùn tắc, kéo dài thời gian bởi lý do một khấu phần công việc nào đó cứ mãi nằm một chỗ chờ được giải quyết. Ai cũng tưởng đó “không phải việc của mình”, “cha chung không ai khóc”, … Giải quyết vấn đề này rất đơn giản, luôn luôn chỉ định vai trò cụ thể cho từng cá nhân để mỗi nhân sự sẽ biết mình cần làm trong mỗi dự án. 

5. Những thông tin về doanh nghiệp 

Tuy là những thông tin cơ bản nhưng có thể đem lại cái nhìn tổng quan cho phía agency hợp tác cùng doanh nghiệp. Khi thiết lập chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp, agency cần nắm rất rõ tổng quan của toàn bộ thị trường, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, khoảng trống của thị trường, điểm bão hoà của thị trường, … Doanh nghiệp thường xuyên là những người trực tiếp tham gia chiến trận, vì vậy những thông tin cung cấp cho phía Agency rất quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về tổng thể bức tranh. 

6

Những thông tin này bao gồm:

  • Lĩnh vực, phân khúc kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chỗ đứng trên thị trường
  • Thị phần của doanh nghiệp
  • Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
  • Thế mạnh về cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Lý do hình thành doanh nghiệp

Tuy là thông tin cơ bản nhưng đóng vai trò là input khởi đầu cho toàn bộ một dự án dài hạn. Thông tin bạn cung cấp sẽ rất hữu ích với agency trong việc thấu hiểu doanh nghiệp, thấu hiểu thị trường và thấu hiểu khách hàng mục tiêu.

6. Đối tượng mục tiêu của dự án

  • Hội đồng quản trị?
  • Khách hàng hiện có?
  • Khách hàng mới?
  • Nhân sự hiện tại & nhân sự tương lai?
  • Các bên đối tác?

Một dự án Branding giúp gắn kết mối quan hệ của doanh nghiệp với một đối tượng cụ thể nào đó. Việc xác định đối tượng mục tiêu của dự án giúp chúng ta có thể dành trọn thời gian để tìm hiểu, phân tích để tìm ra những insight phản ánh những nhu cầu thẳm sâu của đối tượng mục tiêu. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Khi đã hiểu rõ về những con người mà dự án hướng tới, chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra những đường hướng giải quyết vấn đề tồn đọng. 

7

Trên đây là một vài yếu tố doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi bước vào một dự án Branding cần bỏ ra nhiều thời gian và nguồn lực. Hãy bắt đầu với một sự chuẩn bị tốt nhất để cùng nhau đạt được mục tiêu chung!

Bài viết gốc Checklist Những Điều Cần Chuẩn Bị Trước Một Dự Án Branding đến từ blog của Beautique - Brand & Creative Agency. 

Đăng ký
nhận tin tức.