Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Làm thế nào để đo lường và xác định giá trị của data - dữ liệu doanh nghiệp?

17 May, 2023 /
Chiến lược
Làm thế nào để đo lường và xác định giá trị của dữ liệu ?

Ngày nay, dữ liệu ở mọi nơi, và hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp khi tìm cách lý tưởng để sử dụng một cách hợp lý, từ đó mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.

Big Data là một xu hướng gây bão trên thế giới, nhưng mang những giá trị rất khác với những công ty khác nhau. Đó là lý do vì sao tại sao mục tiêu của ta là xác định loại dữ liệu cụ thể có giá trị nhất cho doanh nghiệp và người dùng, sau đó sử dụng theo cách cho phép trích xuất giá trị đó.

Làm thế nào để đo lường và xác định giá trị của dữ liệu ?

Ngày nay, dữ liệu ở mọi nơi, và hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp khi tìm cách lý tưởng để sử dụng một cách hợp lý, từ đó mang lại lợi ích cao nhất cho công ty. Giá trị của dữ liệu cũng mang tính tương đối. Một mảng dữ liệu này có thể giá trị với một doanh nghiệp hoặc người dùng, nhưng cũng có thể vô nghĩa với người khác. Khi ta đã hiểu sự thật này, ta có thể chuyển sang để nói về giá trị chung của dữ liệu. 

Giá trị thực sự của dữ liệu

Giá trị thực sự của dữ liệu

Nói về giá trị của dữ liệu, ta thường nói về 2 đầu ra chính dưới đây

  • Khả năng tạo ra dòng tiên từ dữ liệu
  • Khả năng xử lý vấn đề từ dữ liệu

Trong một doanh nghiệp hiện đại, tất cả đầu ra này đều quan trọng như nhau vì không chỉ phụ thuộc chặt chẽ vào nhau và còn liên quan trực tiếp tới 5 khía cạnh dưới đây, thể hiện sự quan trọng như xác định và trích xuất giá trị của Big Data.

#1 Sự minh bạch 

Phân tích dữ liệu của tổ chức có thể giúp định hình rất nhiều điểm kém hiệu quả trong đó, và dẫn tới sự minh bạch tăng cao bằng cách đề cao sự khác biệt giữa các phòng ban khác nhau. Điều này rất quan trọng, vì sự minh bạch đã được chứng minh là yếu tố số 1 để thoả mãn công việc của nhân viên. Sự minh bạch mang lại niềm tin, yếu tố quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là giữa nhân viên và người làm chủ. 

#2 Khám phá

Doanh nghiệp càng tạo ra nhiều dữ liệu giao dịch, thao tác phân tích càng cung cấp nhiều insight mới và thói quen chưa được hình thành trước đó. 

#3 Sự điều chỉnh riêng biệt 

Phân tích Big Data có thể dẫn tới các profile khách hàng khác nhau và thể hiện kết quả trong việc điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với các phân khúc thị trường cụ thể. Sự điều chỉnh mang lại giá trị cho khách hàng và đó là lí do vì sao họ sẵn sàng trả hơn tới 20% cho một sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hoá. 

#4 Tự động hoá

Các thuật toán phân tích Big Data có thể thay thế việc ra quyết định thủ công, do đó tối ưu hóa các quy trình và cải thiện độ chính xác. Bằng cách tự động hóa các quy trình, công ty có thể giảm chi phí và tăng năng suất.

#5 Sự đổi mới

Phân tích dữ liệu liên quan tới hành vi người dùng, công ty có thể khám phá ra các thói quen mới, từ đó xác định nhu cầu cho sản phẩm mới hoặc bản nâng cấp cho sản phẩm sẵn có. Cách tiếp cận này cho doanh nghiệp biết những gì người dùng muốn, và sẽ giúp tạo ra nhiều doanh thu hơn. 

Mỗi khía cạnh trên đều có thể nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cũng như tạo ra nguồn tiền của doanh nghiệp, nhưng ta cũng cần nhận thức được các chỉ số sẽ ảnh hưởng tới giá trị của dữ liệu. 

Đọc thêm: Tại sao bạn cần cấu trúc quản lý dữ liệu (Data Governance) để xây dựng một doanh nghiệp số thành công

Những gì có thể ảnh hưởng tới giá trị của data?

Những gì có thể ảnh hưởng tới giá trị của data?

Dưới đây là 6 chỉ số chính có thể ảnh hưởng tới giá trị của dữ liệu, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. 

#1 Thời gian

Chỉ số này đo về cách giá trị dữ liệu thay đổi theo thời gian và vòng đời của nó. Chỉ số này luôn đúng, dù giữ nguyên giá trị hay giảm dần theo thời gian, hoặc có thể tăng hoặc giảm ổn định… tất cả những điều này đều được giải thích thông qua số liệu này.

#2 Tính hợp pháp

Chỉ số này đo lường về sự giá trị của các dữ liệu cụ thể sau một loạt kiểm duyệt về pháp lý, vì các loại data khác nhau sẽ có các ràng buộc pháp lý khác nhau và không thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.

#3 Ngữ cảnh

Chỉ số này tính đến các môi trường trong đó tệp dữ liệu cụ thể có thể được sử dụng. Tập dữ liệu càng áp dụng được thì giá trị của nó càng cao - trừ khi ta đang nói về các môi trường có giá trị cao cực kỳ thích hợp.

#4 Chất lượng

Chỉ số này đo lường về chất lượng của dữ liệu. Với các data hữu ích với doanh nghiệp, chất lượng cần đáp ứng được yêu cầu về sự chính xác, sự hoàn thiện và tính đáng tin.

#5 Thu mua

Chỉ số này đo lường chi phí cho doanh nghiệp để thu về tệp dữ liệu cụ thể và lưu trữ trong kho dữ liệu của mình trước khi sử dụng.

#6 Đào tạo

Chỉ số này xác định giá trị của dữ liệu dựa khả năng đào tạo AI hoặc hệ thống machine learning, cũng như giá trị tiềm năng trong tương lai mà các hệ thống được đào tạo trên một tập dữ liệu cụ thể có thể tạo ra.

Các chỉ số này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị của dữ liệu, nhưng điều đó, cũng như mức độ ảnh hưởng của giá trị, cuối cùng phụ thuộc vào cách tiếp cận tổng thể và chiến lược kinh doanh, liên quan đến việc thu thập, xử lý và trực quan hóa Big Data.

Đọc thêm: Big data và tác động của nó tới doanh nghiệp — chuyển data thành lợi nhuận

Đăng ký
nhận tin tức.