Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Công Nghệ Của Chúng Ta Đã Thực Sự Chạm Đến Cuộc Cách Mạng 4.0?

14 Th8, 2017 /
#

Cách mạng 4.0 là gì?

Vào thế kỷ 19, Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 1 được bắt đầu với việc phát minh ra động cơ hơi nước, tạo ra hàng loạt máy móc và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Ngay sau đó, Cách Mạng Lần 2 được đi cùng điện năng, điện tín, phát minh xe lửa và hàng hoá sản xuất hàng loạt. Và tới giữa thế kỷ 20, những nhen nhóm của điện tử, máy tính và internet đã bắt đầu cuộc cách mạng số, đó là Cách Mạng Công Nghệp Lần Thứ 3. Những phát minh và cơ sở hạ tầng có trong cuộc cách mạng ấy cũng đã là những nên tảng cơ bản cho cuộc cách mạng tiếp theo đó là Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4. 


Xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một bài báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nói cách khác, cuộc cách mạng này đang xoá mờ ranh giới giữa các các ngành nghề, kết nối những chuyên môn khác nhau cùng tạo ra những đột phá về nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Và theo như Klaus Schwab - kỹ sư, nhà kinh tế học Đức, Cách Mạng 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc cách mạng này đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vượt xa so với ba cuộc cách mạng trước. Đây sẽ là bước tiến nhảy vọt lớn lao trong quá trình phát triển. Nhưng nếu xét nó trên bối cảnh Việt Nam - một đất nước đang phát triển, thì nó sẽ là cơ hội nhưng cũng là thách thức.

Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tác động gì đến chúng ta?

Như đã nói, Cách Mạng 4.0 vốn là cuộc cách mạng được dựa trên những nền tảng về cơ sở hạ tầng và công nghệ của Cách Mạng Thứ 3. Đối với những đất nước phát triển khi cơ sở hạ tầng và công nghệ đã vượt xa, họ có nhiều lợi thế trong cuộc Cách Mạng 4.0 này. Nhưng ở bối cảnh Việt Nam, nó mới chỉ dừng lại ở dạng khái niệm, phía trước còn vô vàn khó khăn và thách thức, trước và sau khi chúng ta hòa vào cuộc cách mạng này.

Cách Mạng 4.0 tạo ra những công nghệ mới sẽ đẩy mạnh việc tăng năng suất sản xuất, đồng thời giảm nhân lực lao động. Nhưng hiện tại Việt Nam vẫn là nước có nguồn lao dồi dào, được cung cấp cho cả trong và ngoài nước, nên việc công nghệ phát triển, giảm nhân lực có thể sẽ khiến chúng ta có thể rơi vào tình trạng dư thừa lao động. 
 

Cuộc cách mạng 4.0 ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thiếu lao động ở những nước có trình độ kỹ thuật cao, khan hiếm lao động. Chính vì vậy, nếu chúng ta thực sự tham gia vào cuộc cách mạng này chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ càng cho kịch bản dư thừa lao động phổ thông trình độ thấp. Đặc biệt với hơn 70% dân số vẫn ở nông thôn, mức sống thấp và trình độ lao động còn rất thấp so với hầu hết các nước trên thế giới. Hơn thế nữa, đây là một cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nó yêu cầu lao động phải có một trình độ nhất định mới có thể tham gia vào quá trình sản xuất. Với tình trạng lao động trình độ thấp còn khá lớn như hiện nay, nước ta gặp khá nhiều bất lợi trong cuộc đua cách mạng 4.0.

Tất cả các cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bằng khoa học công nghệ. Cuộc Cách Mạng Lần Thứ 4 này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì thế, để đánh giá xem một quốc gia đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng này hay không chúng ta có thể nhìn vào trình độ khoa học kỹ thuật của chính quốc gia đó. 

Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng ví như năng lực truyền dẫn, tổng băng thông Internet trong nước là 3.020 Gbps, băng thông đi quốc tế là 3.820 Gbps. Trong số này, tổng băng thông của các tuyến cáp biển đạt 645 Gbps, đường backbone có tổng cộng 1650 Gbps. Đối với vệ tinh là 900 Mbps. Tuy nhiên, xét về tổng thể, sự phát triển của chúng ta vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và tương xứng với các quốc gia khác trong khu vực. Và sẽ còn rất nhiều điều phải thay đổi nữa trước khi được nhắc tên trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này.
 

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Cách Mạng 4.0 đặt ra áp lực lớn cho sự thay đổi. “Đây là động lực để đổi mới, tái cơ cấu. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đến giới hạn. Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 sẽ tạo sức ép khủng khiếp cho cải cách, cần phải có những cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp bắt kịp và tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức”.

Lúc này khi cuộc cách mạng 4.0 mới bắt đầu, nên các nước gần như “bình đẳng” về cơ hội. Một nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới do các công nghệ này không phụ thuộc vào công nghệ cũ, từ đó có thể rút ngắn khoảng cách phát triển. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có những nỗ lực hành động lớn hơn chứ không chỉ dừng lại ở các bài phát biểu hay các buổi tọa đàm.

Đăng ký
nhận tin tức.