Nỗ lực nhận thức: Quá trình khác biệt hóa hình thức để đáp ứng nghệ thuật
Nỗ lực Nhận thức là một quá trình, bắt đầu là một tương tác với một vật hoặc một ý tưởng mới, sau đó dần được bồi đắp và xây dựng thành một hệ thống nhận thức xung quanh vật hoặc ý tưởng ấy, tạo ra ý thức tự động.
Thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay, chứa đầy ký hiệu và biểu tượng. Nhờ có chúng, con người có thể tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn đang tiếp tục tạo ra những ký hiệu mới. Những ký hiệu tin nhắn, những từ viết tắt của chúng ta bao hàm những ý nghĩa đa dạng, được chúng ta chấp nhận và sử dụng mỗi ngày.
Ký hiệu cho phép chúng ta nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sự dễ tiêu ấy cũng tạo ra vấn đề cho những ai làm việc với nghệ thuật thị giác hiện đại. Làm sao để nghệ sĩ thị giác tạo ra tác phẩm dễ tiêu nhưng vẫn độc đáo, có chiều sâu? Theo Victor Shklovsky, làm nghệ thuật đòi hỏi một tư duy khác so với làm thương mại.
“Đây không phải là một cái tẩu” - tranh của René Magritte
Victor Shklovsky và giản lược ý thức
Khái niệm Nỗ lực Nhận thức (Perceptive Effort) được giới thiệu bởi Victor Shklovsky, ông là nhân vật quan trọng trong giới nghiên cứu ngôn ngữ và phê bình văn học của Nga. Năm 1917, ông xuất bản cuốn “Art as Technique”, giải thích sự khác biệt hóa là gì thông qua quan điểm về nhận thức. Shklovsky phân biệt đâu là hình ảnh là gì thông qua nhận thức, giản lược ý thức và tự động hóa ý thức.
Trong thế giới thay đổi từng ngày, thật khó để trả lời câu hỏi nghệ thuật là gì, làm sao để làm nghệ thuật, khi mà, dù bất cứ hình thức nghệ thuật nào được tạo ra, nó cũng chỉ nhận được cái nhìn trong giây lát. Góc nhìn của Shklovky sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các hình thức nghệ thuật và cách chúng tác động tới nhận thức của chúng ta.
Nỗ lực Nhận thức là một quá trình, bắt đầu là một tương tác với một vật hoặc một ý tưởng mới, sau đó dần được bồi đắp và xây dựng thành một hệ thống nhận thức xung quanh vật hoặc ý tưởng ấy, tạo ra ý thức tự động.
Việc chúng ta trải nghiệm cuộc sống bao hàm rất nhiều tương tác, chúng bồi đắp và hình thành rất nhiều ý thức tự động. Ví dụ như việc dùng đũa, ban đầu chúng ta có thể sẽ thấy lúng túng, bực bội. Tuy nhiên, khi đã dùng nó 10.000 lần, chúng ta sẽ không còn nghĩ phải cầm đũa như thế nào nữa. Nhận thức của chúng ta về đũa và việc ăn bằng đũa đã được giản lược, thành một tương tác tự động, có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào.
Quá trình nhận thức
Theo Shklovsky, các bước của nhận thức, thói quen tự động và ý thức giản lược sẽ được hoàn thiện khi người đó có thể thực hiện hai thứ là “hệ thống phân tích” hoặc “lựa chọn biểu tượng”. Trong đó, hệ thống phân tích tập trung vào xem xét kỹ từng yếu tố một cách chặt chẽ nhưng không có nhìn được bức tranh lớn. Còn lựa chọn biểu tượng tập trung vào giản lược, tạo ra một ý nghĩa trừu tượng.
Shklovsky tin rằng mục đích của nghệ thuật là truyền tải cảm giác của một thứ chứ không phải định nghĩa của thứ ấy. Về cơ bản, nó là quá trình làm mới đối tượng (tác phẩm nghệ thuật). Ông khuyến khích nghệ sĩ gây khó cho người xem, giữ họ lâu hơn bằng cách tạo ra những dạng nghệ thuật khác lạ. Ông tin vào quá trình nhận thức cần phải là một quá trình dài. Điều ấy đi ngược lại tất thảy mọi thứ hiện tại, khi mọi phương tiện, mọi công cụ cần nhanh, hiệu quả và dễ hiểu. Đó là vấn đề của nghệ thuật hiện đại, thứ được tạo ra cho cái nhìn 2 giây và được lặp đi lặp lại trong bối cảnh hằng ngày.
Nỗ lực Nhận thức có thể là trở ngại với nghệ thuật. Bởi nghệ sĩ phải cân bằng giữa hình thức thể hiện và những nhận thức đã tồn tại trong đầu khán giả. Nghệ thuật phải làm gián đoạn quá trình Nỗ lực Nhận thức, kéo giãn thời gian nhận thức, tránh để khán giả quy chụp nghệ thuật cho những thứ họ đã biết. Để làm được điều ấy, nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật “khác biệt hóa”. Họ khiến một thứ quen thuộc trở nên khác lạ.
Khác biệt hóa
Trong cuộc sống, chúng ta được dẫn dắt, giải thích bởi ký hiệu, chữ, màu sắc, thế nhưng với nghệ thuật, nó không có hướng dẫn. Một tác phẩm nghệ thuật không đại diện cho một vật bình thường với khả năng giản lược nhận thức, nó muốn tạo ra một nhận thức cho riêng nó. Bởi vậy, một vật, khi đặt trong phòng triển lãm và đặt trong bối cảnh bình thường sẽ tạo ra hai nhận thức khác nhau. Nhận thức ấy được hình thành bởi kỹ thuật lạ hóa, thường được thấy trong nghệ thuật. Nghệ sĩ lợi dụng cấu trúc và nhận thức của một vật thể hiện một ý tưởng, đồng thời, tạo ra một nhận thức mới từ nó.
Kết luận
Trong thế kỷ 21, nghệ thuật chưa bao giờ kỳ lạ tới vậy. Nghệ thuật instagram là sao? Nghệ thuật đương đại là gì? Nghệ thuật sẽ đi về đâu? Đó là những câu hỏi quan trọng để chúng ta có thể sáng tạo những hình thức nghệ thuật đáp ứng được mục tiêu nghệ thuật.
Sự thật là có rất nhiều khác biệt trong quá trình và kỳ vọng của người làm nghệ thuật trên instagram với người làm nghệ thuật cho gallery hay chỉ là cho cá nhân. Bạn có thể thực hành một trong ba hoặc cả ba hình thức. Tuy nhiên, việc hiểu về mối tương quan giữa quá trình sáng tạo và nhận thức mà nó sẽ hình thành là quan trọng.