Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Công việc của product management gồm những gì?

02 Dec, 2022 /
Chiến lược
Công việc của product management

Chúng ta có nhiều định nghĩa về product management và điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi product management vốn chịu trách nhiệm cho nhiều công việc, tùy thuộc vào loại sản phẩm, ngành và tổ chức.

Nhưng để trả lời cho câu hỏi “product management là gì” một cách ngắn gọn thì product management là sự giao thoa giữa kinh doanh, công nghê và trải nghiệm khách hàng (UX) nhằm định hướng chiến lược, phát triển, phân phối, hỗ trợ và cải tiến một sản phẩm.

Product management là gì?

Là sự giao thoa của kinh doanh, công nghệ và UX, product manager tham gia vào nhiều giai đoạn, từ tầm nhìn tới chiến lược, từ thiết kế tới thực thi, tuy nhiên, họ không trực tiếp tạo ra một phần nào của sản phẩm. Product management sẽ thúc đẩy công việc của các nhóm khác, để có thể đưa ra những ý tưởng tốt nhất, thiết lập mục tiêu, quy trình. 

Dưới đây là một số những công việc mà product manager thường chịu trách nhiệm:

  • Nghiên cứu: Họ cần thực hiện các nghiên cứu nhằm đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, xây dựng chân dung người dùng, cũng như, theo dõi đối thủ cạnh tranh.
  • Chiến lược: Tạo ra một chiến lược thuyết phục, trình bày cách chiếm thị trường, bao gồm mục tiêu, tổng quan sản phẩm và lượng mua vào.
  • Truyền thông: Phát triển một chiến lược truyền thông dựa trên lộ trình sản phẩm, liên kết với các bên liên quan như marketing, UX, lập trình,... để đảm bảo nhịp độ truyền thông ổn định trong suốt vòng đời sản phẩm.
  • Phối hợp phát triển: Khi product manager được phê duyệt kế hoạch, họ cần phối hợp với nhiều bên liên quan trọng suốt quá trình.
  • Kiểm tra và phản hồi: Sau khi sản phẩm được ra mắt, product manager phải kiểm tra nhịp độ người dùng, thu thập phản hồi về lỗi và các vấn đề cần cải thiện.

Thứ gì không phải là product management?

Cách dễ nhất để chúng ta hình dung về thứ không thuộc product management là so sánh product manager với project manager. 

Product manager chủ yếu tập trung vào vòng đời sản phẩm, trong khi project manager tập trung vào vòng đời của một dự án. Tuy nhiên, hai vai trò có thể bị trộn hoặc chồng chéo trong nhiều tổ chức. 

Không giống với product manager, project manager sẽ tập trung vào các việc:

  • Khởi xướng: Xác định các mục tiêu chính của dự án, mục tiêu và phạm vi của dự án, xác định những bên liên quan, cả trong và ngoài tổ chức, thảo luận về những kỳ vọng, phương pháp để đạt được mua vào tối thiểu.
  • Lên kế hoạch: Làm việc với các bên liên quan để xác định mục tiêu dự án, quan sát tổng thể dự án, kiểm soát chi phí, timeline, rủi ro, chất lượng, trao đổi với đội ngũ và khách hàng trong suốt dự án.
  • Thực thi: Giao công việc cho những thành viên/nhóm phù hợp, đảm bảo họ hoàn thành đúng hạn, không xảy ra sai sót.
  • Giám sát và kiểm tra: Bởi vì mọi thứ thường không đi theo đúng kế hoạch, một project manager cần giám sát quá trình trong suốt dự án, đảm bảo các nhóm đạt được các mốc quan trọng trong dự án.
  • Kết thúc: Đảm bảo mọi hoạt động đã hoàn thành, nhóm đạt được các kết quả dự tính, thực hiện đánh giá tổng thể với các bên liên quan.

Vai trò của product management?

Như đã nói, vai trò của product management có thể thay đổi tùy sản phẩm, ngành và tổ chức. Tuy nhiên, sẽ có 3 vai trò thường thấy là:

  • Xây dựng: Những product manager này làm việc trên những sản phẩm đã có. Trách nhiệm của họ là cải thiện, thêm tính năng để giúp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Tối ưu: Những người này tập trung 100% vào tối ưu sản phẩm. Không xây dựng những tính năng mới, họ chỉ cải thiện những tính năng có sẵn. Họ thường nhắm tới việc làm sao để có nhiều người sử dụng sản phẩm hơn hoặc làm sao tăng doanh thu dựa trên lượng người dùng có sẵn. 
  • Đổi mới: Những product manager xây dựng sản phẩm mới, có thể thuộc một công ty trưởng thành hoặc một startup. Thách thức mà họ phải vượt qua là tìm thị trường phù hợp cho một sản phẩm hoàn toàn mới.

Technical vs. non-technical product managers

Technical product manager, không ngạc nhiên, thường làm việc trong những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao. Những nó không có nghĩa rằng những product manager còn lại không có chuyên môn kỹ thuật, thực tế, họ không cần biết code nhưng họ cần hiểu khả năng của một phần mềm.
Dưới đây là một số sự khác biệt phổ biến thường thấy giữa technical và non-technical product managers:

  • Bằng cấp: Product manager thường có bằng cấp về kinh doanh, trong khi, một technical product manager thường có bằng cấp về khoa học máy tính hoặc lập trình.
  • Tập trung: Product manager tập trung vào chiến lược tổng thể của sản phẩm, còn technical product manager tập trung vào tính năng, tính khả dụng.
  • Nhóm: Product manager làm việc với sale, marketing và chăm sóc khách hàng, trong khi, technical product manager làm việc với kỹ sư, lập trình viên.
  • Nghiên cứu: Product manager cần hiểu được bối cảnh cạnh tranh trong kinh doanh, còn technical product manager nghiên cứu về các xu hướng công nghệ mới.

Vai trò của product management trong trải nghiệm khách hàng (CX)

Trải nghiệm khách hàng liên tục thay đổi. Nó có nghĩa là những nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng sẽ thay đổi. Cộng thêm những bối cảnh có thể tác động như dịch bệnh, chính trị, càng khiến những thứ ấy dễ thay đổi hơn.

Những tác động từ các biến đổi ấy tới doanh nghiệp rất phức tạp. Product manager thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề này. Vai trò của họ đòi hỏi họ hiểu khách hàng là ai, nhu cầu, mong muốn của khách hàng ấy, đồng thời, thực hiện các quyết định kinh doanh được ưu tiên hằng ngày.

Để thích ứng với những nhu cầu, kỳ vọng luôn thay đổi của khách hàng, product manager phải kiểm tra phản hồi từ họ mọi lúc.

Nếu product manager cảm thấy họ đã hiểu rõ khách hàng, thì đó là lúc để họ kiểm tra lại nó lần nữa. Ngay cả khi họ đã có rất nhiều phản hồi, nhưng việc thu thập phản hồi luôn phải tiếp tục, bởi hành vi và kỳ vọng của người dùng luôn phát triển theo những cách rất khó đoán.

Dù product management trước đây chủ yếu tập trung vào khả năng sử dụng, tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua trải nghiệm khách hàng. Để có thể xây dựng sản phẩm đúng với những gì khách hàng kỳ vọng, chúng ta nên có những vòng phản hồi nhanh cho bất cứ chiến lược sản phẩm nào.

Kết luận

Product management là giao thoa của kinh doanh, công nghệ, UX và bây giờ là cả CX. Vai trò của product manager rất quan trọng để sản phẩm có thể tiếp cận tới nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, phù hợp với thị trường và giúp phát triển kinh doanh. Để trở thành product manager, bạn cần có kỹ năng teamwork, tư duy chiến lược, cũng như khả năng tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho người dùng.

Đăng ký
nhận tin tức.