Xây dựng sản phẩm bằng kiến thức Design Thinking - Phần 2
Trong phần một, chúng ta đã đi qua 4 yếu tố chính để bắt đầu một dự án. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 yếu tố còn lại.
Chào bạn tới với phần hai của series “Xây dựng sản phẩm bằng kiến thức”, được lấy cảm hứng từ dự án stream thể thao trực tuyến mà chúng tôi đang xây dựng.
Trong phần một, chúng ta đã đi qua 4 yếu tố chính để bắt đầu một dự án. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 yếu tố còn lại. Bốn yếu tố này sẽ mang tính định hướng hơn, giúp chúng ta thu thập insight, đưa ra quyết định:
- Thực hành double diamond
- Nghiên cứu UX
- Hơp tác thiết kế
- Giao tiếp trong nhóm
Thực hành Double Diamond
Cốt lõi của quy trình double diamond là hai hệ tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ. Chúng ta nên tuân theo thứ tự, thực hiện cả hai giai đoạn Khám phá và Phát triển.
Giả định ban đầu thường sai bởi khi ấy chúng thường được dựng lên với một lượng thông tin ít ỏi. Nó là cơ chế tự nhiên của não, giúp chúng ta đưa ra quyết định nhanh hơn, tuy nhiên, nó lại không giúp chúng ta quyết định chính xác.
Khi những giải định này được thách thức, được đặt câu hỏi, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng hơn. Và như tôi đã đề cập, hầu hết các vấn đề của thiết kế là những vấn đề phức tạp, chúng cần được phân tách và thử nghiệm.
Đọc thêm: Quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng UX
Khi chúng ta qua các giai đoạn của quy trình, chúng ta sẽ càng hình dung rõ hơn về vấn đề. Nếu chúng ta cảm thấy vậy có nghĩa chúng ta đã sai sót ở đâu đó. Chúng ta cần tự hỏi vì sao chúng ta đặt ra giả định ấy? sai sót này từ đâu?
Mọi thứ chúng ta làm là học cách để tiến về phía trước, đồng thời, xây dựng kiến thức và thay đổi tư duy.
Đây là phần không thể tránh khỏi của quá trình. Vậy nên, chúng ta không nên tránh né nó, thay vào đó, tận dụng nó để luyện tập tư duy phản biện trong lúc đưa ra quyết định. Ngay cả khi thay đổi lớn ập tới, nó vẫn là đầy giá trị để chúng ta xây dựng đúng sản phẩm.
Nghiên cứu UX
Khi chúng ta thực hiện quy trình double diamond, chúng ta sẽ thấy sự lặp lại của hai hoạt động là khám phá và phát triển. Khi chúng được lặp lại, chúng bồi đắp và hoàn thiện giai đoạn hiện tại, đồng thời, hoàn thiện cho cả giai đoạn tiếp theo và tổng thể chiến lược sản phẩm. Vậy nên không có cách nào khác để chúng ta hiểu đủ ngoài việc thực hiện, phân tích ý tưởng, tập trung vào ý tưởng tiềm năng, thiết kế nó, phát triển nó và cuối cùng, thử nghiệm nó để sửa đổi hoặc ứng dụng vào giai đoạn tiếp theo.
Để chọn ra đúng phương pháp nghiên cứu UX để khám phá và thử nghiệm, chúng ta cần lưu ý về:
- Ngân sách
- Lập luận
- Chuyên môn của người làm nghiên cứu
Nếu ngân sách và thời gian của chúng ta hạn chế, chúng ta cần sáng tạo hơn trong việc nghiên cứu UX, cố gắng thu thập thông tin nhiều nhất có thể dù nguồn lực hạn chế. Nó không hẳn là điều xấu, nó sẽ giúp chúng ta học cách tôn trọng quy trình bởi ngân sách luôn có hạn định. Nó cũng thách thức chúng ta phải làm việc dưới áp lực thời gian, nơi sáng tạo có thể được bùng nổ.
Đọc thêm: Đừng để nghiên cứu UX - UX Research trở thành vật cản
Trong bối cảnh dự án stream thể thao trực tuyến mà chúng tôi đang làm, với một dự án lớn và chưa hề có tiền lệ, chúng tôi cần thực tế về nguồn lực chúng tôi có cho việc nghiên cứu, nhưng vẫn ưu tiên mỗi khi nó cần được ưu tiên. Vấn đề của chúng tôi sẽ không thể rõ ràng nếu chúng tôi không đối mặt với nó.
Ngược lại, nếu chúng tôi xử lý vấn đề bằng cách né tránh hoặc vờ như nó không tồn tại, về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng tới sản phẩm và khi ấy, việc sửa chữa sẽ tốn nhiều chi phí hơn bao giờ hết.
Về phương pháp, để chọn được phương pháp chúng ta cần biết chúng ta cần nghiên cứu gì trước. Và một lần nữa, chúng ta cần xem xét về bối cảnh và mục tiêu để làm rõ thứ chúng ta cần. Một số phương pháp sẽ thích hợp với giai đoạn xác định vấn đề, một số lại thích hợp cho giai đoạn giải quyết. Đôi khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu với một sản phẩm, đôi khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu rồi mới có sản phẩm. Vậy nên, quan trọng là chúng ta phải nhận thức rõ về thứ chúng ta muốn biết, nguồn lực chúng ta có để chọn ra phương pháo nghiên cứu phù hợp.
Nếu chúng ta có thể tìm ra giá trị từ những nghiên cứu khác, tại sao chúng ta phải đầu tư thời gian để làm nghiên cứu riêng? Nếu chúng ta chỉ có có ngân sách cho một vài cuộc nghiên cứu, có thể chúng ta chỉ muốn thực hiện thử nghiệm khả năng sử dụng. Cũng có thể sản phẩm bạn đang làm quá khác biệt, vậy nên bạn phải đưa nghiên cứu UX vào mọi giai đoạn.
Chúng ta chọn phương pháp nghiên cứu dựa trên hiểu biết mà chúng ta có.
Điều ấy dẫn tôi tới yếu tố thứ ba, kỹ năng nghiên cứu. Nghiên cứu có hiệu quả và hữu ích hơn phụ thuộc rất lớn ở cách mà người làm nghiên cứu hiểu về nghiên cứu. Người nghiên cứu càng hiểu rõ phương pháp thì nghiên cứu thu được sẽ càng hiệu quả.
Quay lại với dự án, tôi chọn những phương pháp tiết kiệm và ít rủi ro nhất. Chúng tôi lên kết hoạch cho thử nghiệm khả năng sử dụng. Chúng tôi tự thử nghiệm trước, sau đó thực hiện một thử nghiệm với người dùng với số lượng tình nguyện viên tương tự để so sánh “kỳ vọng và thực tế”.
Cách tiếp cận này cho phép chúng tôi nhanh chóng tìm ra cách dễ dàng hơn để có được những insight tương tự.
Hợp tác thiết kế
Hai cái đầu sẽ hơn một cái. Khi phát triển sản phẩm, chúng ta có rất nhiều việc cần làm và nếu bạn quá ôm đồm, khả năng cao chất lượng của chúng sẽ không như kỳ vọng. Vậy nên chúng ta cần có team, những người có những kỹ năng khác nhau ứng với những vai trò khác nhau để làm việc được hiệu quả.
Cần rất nhiều hiểu biết và trải nghiệm để có thể bao phủ cả một dự án và sự tập trung là cần thiết kế để tạo ra chất lượng cho sản phẩm. Để có được chúng, chúng ta cần thực hành làm việc nhóm, cộng tác trong khi thiết kế, cùng nhau đi tới một kết quả nhưng với sự tập trung khác nhau.
Chúng tôi chia nhóm thiết kế thành ba vai trò, với hai vai trò thực hiện dự án và một vai trò là thực hiện giám sát. Chúng tôi có một designer tập trung vào chiến lược UX, nghiên cứu, trong khi một người khác tập trung cho thiết kế, tương tác và style guide. Tất cả những công việc ấy được giám sát dưới sự giám sát của design lead, người nắm vai trò chính trong các hội thảo, trao đổi với nhiều bên khác nhau.
Với cách làm việc này, chúng ta có thể có nhiều sự tập trung hơn ở mỗi phân đoạn, đồng thời cho chúng ta một hiểu biết sâu hơn về sản phẩm. Ngoài ra, mỗi cá nhân sẽ có những nhận định riêng, thứ sẽ tạo ta môi trường phản biện, thúc đẩy việc thảo luận về vấn đề.
Giao tiếp trong nhóm
Yếu tố này liên quan trực tiếp tới vấn đề giao tiếp nhóm. Đưa tất cả mọi người lên trên cùng một chiếc thuyền là điều quan trọng nhưng cũng là điều khó khăn nhất. Chúng ta có thể dùng công cụ như Jira hay Trello, những chúng cũng chỉ là công cụ, nếu thông tin trên đó sai hoặc được diễn giải không hợp lý, nó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc hợp tác.
Đối với con người, không có công cụ nào dễ hiểu cho nhau hơn việc có cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó cũng cần được rèn luyện. Khi chúng ta có nhận thức về việc giao tiếp nhóm, chúng ta sẽ nhận ra những kỹ năng thiết sót, những thiên kiến của bản thân.
Nếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ một cách đơn giản, giải thích được thứ chúng ta cần, nó có nghĩa chúng ta đủ hiểu nhau và có thể nói chuyện giản lược hơn nữa.
Nhưng nếu chúng ta không thể giải thích nó một đơn giản, tức là chúng ta chưa thực sự hiểu nó.