Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Tận Dụng Các Mô Hình Nhận Thức Vào Thiết Kế Sản Phẩm p2

12 Jun, 2019 /
UX/UI

Theo Law of the Internet User Experience, người dùng dành hầu hết thời gian trên những website không phải của bạn. Vì vậy, khách hàng biết và nghĩ đến website của bạn, phần lớn qua các thông tin họ lượm lặt được trên những website khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần 1

Nói một cách đơn giản, mục tiêu của người thiết kế UX là tạo nên một giao diện đơn giản giúp người dùng thoả mãn nhu cầu và đạt được mục tiêu của họ một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Hành động của con người được gắn chặt với thói quen, vì vậy việc thuận theo những mô hình nhận thức của người dùng, cũng có nghĩa rằng họ sẽ biết cách sử dụng sản phẩm trước khi họ thực sự sử dụng nó.

=> Thiết kế trải nghiệm người dùng website

Nghiên Cứu về Mô Hình Nhận Thức

Thông thường, những người thiết kế UX cần tạo cho mình những journey map, empathy map và sử dụng các dữ liệu để chỉ ra những khúc mắc người dùng gặp phải trước khi bắt tay vào thiết kế hay cải tiến một sản phẩm. Khi nhắc đến mô hình nhận thức, các phương pháp nghiên cứu và quy trình tương tự có thể áp dụng để nghiên cứu đối thủ và sản phẩm cạnh tranh. 

Khi thiết kế một sản mới, việc nghiên cứu một hệ thống có sẵn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho người thiết kế. Bởi lẽ, họ sẽ không phải tốn thời gian tạo một nguyên mẫu từ con số “0” và rồi thử nghiệm những concepts (khái niệm) mới. Chính vì vậy, lời khuyên đưa ra là những người thiết kế giao diện hãy quan sát cách mà người dùng tương tác với những giao diện đã có, để tìm ra được mong muốn và nhu cầu của họ. 

Bên cạnh đó, những người thiết kế có thể cố gắng để cái thiện những giải pháp đã có hiện nay. Ngoài ra, chỉ cần yếu tố nhân khẩu học của mục tiêu giống nhau, việc nghiên cứu những hệ thống nổi trội có sẵn, sẽ góp phần cắt giảm thời gian và chi phí thử nghiệm và đồng thời giúp kiểm chứng những tính năng cốt lõi và khả năng sử dụng một cách chính xác. 

Mô hình nhận thức Phản Chiếu Những UX Hiện Có

Những ứng dụng nổi tiếng nhất thế giới đều có sự ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau bởi họ thường xuyên áp dụng các mẫu thiết kế dựa trên những mô hình nhận thức có sẵn. Một ví dụ điển hình như việc nút bấm “Like" của Facebook đã nhanh chóng được sao chép bởi các ứng dụng nổi tiếng như LinkedIn và Instagram. Twitter sau đó cũng ra mắt tính năng “hashtags", và một cách nhanh chóng, Facebook, LinkedIn, Instagrams và vô số các mạng xã hội đã áp dụng tính năng này. Ngoài ra, Snapchat là ứng dụng đầu tiên cho ra mắt tính năng ‘photo filter', tuy nhiên không lâu sau đó Facebook cũng sao chép lại tính năng này. 

Trong những trường hợp nêu trên, họ đã sao chép các tính năng mới y hệt nhau mà không hề thay đổi chúng. Facebook và Twitter là những đối thủ cạnh tranh kịch liệt, vì vậy, những công ty này luôn trong tình trạng phản chiếu và tận dụng những thành công của đối thủ nhằm mục đích tăng thị phần của công ty. 

Phản Chiếu Những UX Hiện Có

 

Những thống kế mới đây cho thấy, Facebook hiện đang sở hữu hơn 2,2 tỷ người sử dụng. Do ứng dụng này quá phổ biến trên phạm vi toàn cầu, nó đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mẫu thiết kế giao diện hiện nay. Bởi lẽ, người dùng đã xây dựng những nhận thức riêng về các giao diện và ứng dụng, cách mà Facebook đã thiết lập nên trong tiềm thức của họ. Một ví dụ dễ gặp nhất như việc, các icon thông báo thường được sắp xếp ở góc phía bên phải cạnh khu vực đăng nhập. Có lẽ, phần lớn chúng ta không nhận ra, giao diện thiết kế này đã chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ ứng dụng nổi tiếng toàn cầu Facebook. Ngoài ra, các tính năng như cập nhật tình trạng mối quan hệ, newsfeed cũng xuất hiện rộng rãi trong những ứng dụng khác. 

LinkedIn đã có thể thiết kế loại giao diện mà họ muốn, tuy nhiên, công ty này đã tận dụng sự thành công của đối thủ, và áp dụng những mô hình nhận thức có sẵn. Chính vì vậy, họ chọn việc tạo nên một trải nghiệm sử dụng, được ‘phản chiếu’ trực tiếp từ ứng dụng Facebook. 

Bên cạnh đó, việc tham khảo các mẫu thiết kế quen thuộc cho phép người thiết kế tập trung người dùng vào các tính năng quan trọng, độc đáo hơn của sản phẩm. Ngay cả khi ai đó chưa bao giờ sử dụng LinkedIn, những thói quen sử dụng Facebook của họ sẽ khiến giao diện trở nên quen thuộc và dễ dùng hơn. 

Mô Hình Nhận Thức và Skeuomorphism 

Skeuomorphism là một thuật ngữ miêu tả một kiểu phong cách thiết kế giao diện hay ứng dụng, trông giống và hoạt động như những đối tượng ở ngoài đời thật. Kiểu thiết kế này tận dụng kiến thức mô hình nhận thức và mô hình nhận thức đã có của người dùng về một đối tượng/đồ vật thực tế, vì vậy họ không cần mất thời gian học cách sử dụng giao diện mới. 

Rất nhiều yếu tố kỹ thuật UI phản chiếu lại bản sao ngoài đời thật. Điều này không có nghĩa trí tưởng tượng của những người thiết kế đang bị thu hẹp. Thực chất, họ nhận ra rằng các thiết kế UI cách xa với thế giới thật, sẽ dẫn đến việc người dùng sẽ phải mất nhiều công sức và thời gian để học cách sử dụng. Chính vì vậy việc tận dụng nút công tắc trong UI trông giống và hoạt động như công tắc đèn ở nhà đã giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn một cách đáng kể. Do hình ảnh ẩn dụ đã quá rõ ràng, vì vậy họ lập tức làm quen với giao diện một cách nhanh chóng. 

Hệ thống Google Material Design đã thiết kế nút công tắc (switch) một cách trừu tượng, tuy nhiên phần lớn người dùng vẫn biết cách sử dụng, và biết điều gì sẽ xảy ra khi bật tắt chúng.

Phong cách “Skeuomorphism" có nghĩa rằng, thiết kế UI vừa có vẻ bề ngoài vừa có tính năng hoạt động như đối tượng hay đồ vật ngoài đời thật. Tuy nhiên, người thiết kế cần phải cẩn trọng với những lý thuyết về mô hình nhận thức, bởi sự khác biệt nhỏ trong tính năng và giao diện có thể làm mất đi khả năng dễ sử dụng cho người dùng. 

Thiết kế theo kiểu Skeuomorphic hiện đang rất phổ biến trong các ứng dụng sản xuất âm thanh chuyên nghiệp. Các plugin kỹ thuật số thường mô phỏng các thiết bị tương tự, chẳng hạn như máy nén, bộ cân bằng và đơn vị hồi âm. Nhìn vào bức ảnh bên dưới, bộ plugin kỹ thuật số ở phía bên trái đã tận dụng thiết kế skeuomorphic để cho người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng như thể họ đang dùng nó ở ngoài đời thật. 

nghiên cứu UX

Việc áp dụng các yếu tố thiết kế “skeuomorphic" đã kích hoạt mô hình nhận thức đã có của người dùng trong việc sử sử dụng máy nén âm thanh trong thế giới thực. Hình ảnh bên phải cho thấy một thiết kế độc đáo, tuy nhiên lại không dựa vào hình dáng của một chiếc máy nén ngoài đời thực. Rõ ràng, thậm chí kể cả khi người dùng đã sử dụng chiếc máy nén này, họ vẫn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải dành thời gian và công sức để học cách sử dụng giao diện không quen thuộc này. 

=> 10 nguyên tắc cốt lõi để có một thiết kế Website tốt

Nền Tảng Sáng Tạo Và Cải Tiến 

Để tối ưu hoá khả năng sử dụng cho người dùng, việc thiết kế trên nền tảng mô hình nhận thức là vô cùng quan trọng. Cải tiến trên mô hình nhận thức và những tiêu chuẩn đã có giúp mang lại một sản phẩm thú vị và mới mẻ, đồng thời vẫn đi đôi với những mong đợi và thói quen của người dùng. Việc thay đổi giao diện khác với những mô hình nhận thức cần được thực hiện một cách có chiến lược và chỉ khi trong trường hợp cần thiết.

nghiên cứu UX Sound

Hầu hết tất cả mọi người đều đã xây dựng cho mình một mô hình nhận thức về thanh trượt âm lượng. Trong ví dụ dưới đây, có thể thấy rằng phần lớn chúng ta đã có kinh nghiệm sử dụng thanh trượt bên trái. Và đương nhiên thanh trượt ở giữa giống như một trò đùa vậy, nhưng nó cho ta thấy một điểm rất quan trọng: Đó là thiết kế thanh trượt này đã đối lập với những gì người dùng biết, vì nó trông giống như một thanh trượt thẳng, nhưng âm lượng lại được điều chỉnh ở phía ngang. Cuối cùng là thanh trượt bên phải ngoài cùng được lấy trực tiếp từ Apple IOS. Công ty này đã kết hợp sự sáng tạo và cải tiến trong việc thiết kế một thanh trượt khác lạ nhưng vẫn giữ lại sự nguyên bản. Hơn thế nữa, họ hiểu được cách hoạt động của mô hình nhận thức của người dùng về việc sử dụng thanh trượt âm thanh dọc như một thói quen. 

Tạm Kết 

Việc nghiên cứu UX trong những mẫu thiết kế có sẵn giúp người thiết kế hiểu rõ về những mô hình nhận thức của người dùng và tối ưu hoá khả năng sử dụng của các sản phẩm kỹ thuật số. Chính vì vậy, việc tận dụng những nền tảng sáng tạo và cải tiến sẽ cho phép người thiết kế cải thiện những sản phẩm có sẵn và đồng thời giúp họ thiết kế những giao diện hay ứng dụng mới mẻ và thú vị.

Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần 1

Google Material Design đã thiết kế nút công tắc (switch)

 

Đăng ký
nhận tin tức.