Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Lợi ích của Website dùng nền tảng Headless E-commerce

07 Nov, 2022 /
UX/UI
Lợi ích của Website dùng nền tảng Headless E-commerce

Nền tảng Headless E-commerce sẽ là tương lai của thương mại điện tử. Chúng tôi cũng công nhận điều đó. Không có giải pháp nào tốt hơn headless E-commerce.

Những giải pháp e-commerce truyền thống dù nhiều chức năng, nhưng đều sinh ra từ thế giới thiết kế chỉ có dưới 2 thiết bị. Về cơ bản, chúng sinh ra khi những gì tiện lợi nhất chỉ là một chiếc laptop Dell. 

Ngược lại, trong xã hội hiện đại, IoT (Internet vạn vật) đã dịch chuyển mạnh mẽ từ lý thuyết tới thực tế, và rõ ràng tạo nên những cách phát triển tốt hơn để mua bán online.

Vậy tại sao Headless E-commerce lại phát triển như vậy? Hãy cùng Beau Agency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Headless E-commerce là gì?

Đây là một khái niệm về cách cấu trúc quản lý một cửa hàng online.

Theo truyền thông, phần front-end và back-end của một website luôn kết nối với nhau. Điều này nghĩa là trải nghiệm của khách hàng, admin/biên tập viên và developer đều liên kết với nhau. Lợi ích của cách tiếp cận này là những trải nghiệm tổng thể rất “module”. Vì vậy, nếu xây dựng tính năng gì đó ở back-end, một trải nghiệm cụ thể cũng sẽ xuất hiện ở front-end, và tiếp tục như vậy ở hành trình khách hàng. Trải nghiệm này cũng sẽ đúp lên nếu cần thiết. 

Cấu trúc Headless E-commerce sẽ ngắt sự kết nối giữa front-end và back-end, thay vì chạy mọi thứ qua lớp API. Sẽ không còn sự đồng bộ mang tính module trong cách tiếp cận, tuy nhiên cũng có nghĩa là có thể tạo nên mọi trải nghiệm khách hàng muốn đưa lên front-end mà chỉ cần kích hoạt lệnh gọi API để lấy dữ liệu back-end. 

Đọc thêm: Hiểu nhanh về Website Headless CMS trong 5 phút

Lợi ích của Headless E-commerce

Đơn giản hoá cách quản trị dữ liệu (Data Management)

Các loại hệ thống sẽ phức tạp hơn và dữ liệu sẽ không chỉ là một yếu tố phân biệt những công ty khác nhau mà còn quan trọng hơn để tổng hợp những hệ thống riêng biệt. Ví dụ, một bên bán lẻ lớn có thể có cơ sở dữ liệu CMS, cơ sở dữ liệu theo dõi tương tác người dùng trên web, CRM, ERP, hệ thống cửa hàng online và cửa hàng thực. 

Khi những hệ thống trên kết nối với nhau, người quản lý có thể hiển thị đúng sản phẩm với đúng người vào đúng lúc, với chức năng CTA. Tuy nhiên công việc này sẽ rất đồ sộ khi kết nối tất cả chúng lại với nhau. 

Headless E-commerce nghĩa là không phải tổng hợp từng phần của các hệ thống trên với nhau. Chỉ cần qua một layer API và những logic lập trình đơn cho front-end. Qua API, sẽ tối ưu được công sức tích hợp các phần với nhau.

Headless hỗ trợ trải nghiệm khách hàng

Khách hàng có thể mua sắm mọi nơi, vì thế hệ thống E-commerce của doanh nghiệp cũng cần hiện diện ở mọi nơi. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn khi xây dựng trải nghiệm front-end với các chức năng mà không cần tính đến cách liên kết với back-end. Biên tập viên sẽ thoải mái xây dựng front-end theo cách khách hàng muốn mà không bị giới hạn bởi những module nhất định từ kết nối đã mã hoá cứng giữa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng trước đó. 

Headless E-commerce có thể mở rộng

Với Headless E-commerce, có thể xây dựng hàng vô vàn trải nghiệm trên front-end mà đều dẫn tới dữ liệu back-end chung. Ví dụ, có thể có 10 phiên bản trang web khác nhau hiển thị cùng một sản phẩm, trải rộng trên các ứng dụng, ki-ốt tại cửa hàng, trang web và cửa hàng trên mạng xã hội. Chỉ cần kích hoạt đúng API, sẽ có đúng phiên bản sản phẩm trong back-end. Vì vậy, các catalogues dung lượng lớn sẽ được duy trì đơn giản qua thời gian. 

Headless E-commerce nghĩa là dễ nâng cấp hệ thống phức tạp, kể cả qua trải nghiệm front-end mới hay các giải pháp back-end. Chỉ cần ghim các sản phẩm mới vào bộ Tech Stack và đưa dữ liệu qua lớp API, không cần lo gì về sự liên kết qua lại.

Đọc thêm: Xu hướng website eCommerce của các thương hiệu nhỏ quốc tế

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Doanh nghiệp đang kề cận nguy cơ mở rộng hệ thống đa kênh nhưng khó “ra tiền”. Họ hứa hẹn về tầm nhìn vĩ mô, về trải nghiệm khách hàng liền mạch nhưng không đủ sức để mở rộng phân phối đúng như những gì đã nói. Cách vận hành E-commerce truyền thống như bây giờ vẫn có ích, nhưng sẽ không hoạt động mãi. 

Headless E-commerce, về cơ bản, là một cách tiếp cận rất khác, có khả năng mở rộng vì IoT đã nắm giữ mọi kênh, thiết bị và trải nghiệm gia tăng. Rất có thể ngay ngày mai, ai đó sẽ sáng chế ra cách tốt hơn, quy mô hơn để mở rộng các giải pháp thương mại điện tử. Nhưng đến hiện tại, Headless là lựa chọn khả thi hợp lí nhất. 

Đăng ký
nhận tin tức.