Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Các thiên kiến nhận thức (Cognitive Bias) nên biết trong kinh doanh

26 Dec, 2022 /
Chiến lược
Thiên kiến nhận thức trong kinh doanh

Bộ não con người có khả năng đáng kinh ngạc, nhưng đôi khi nó cũng có thiếu sót.

Khoa học đã cho thấy chúng ta có xu hướng tạo ra nhiều lỗi nhận thức, chúng được gọi là “thiên kiến nhận thức”, thứ có thể tác động tới cả suy nghĩ và hành động của chúng ta. Những thiên kiến này có thể khiến chúng ta suy diễn thông tin từ những nguồn sai, cố gắng xác nhận những niềm tin sai có sẵn, hay không nhớ sự kiện theo cách nó thực sự đã xảy ra.

Chắc chắn, đây là một phần con người, nhưng những thiên kiến nhận thức này có thể ảnh hưởng tối những nỗ lực, đầu tư và cuộc sống của chúng ta nói chung. Bởi vậy, infographic hôm nay sẽ đặc biệt tiện dụng. Nó thể hiện và nhóm 188 thiên kiến nhận thức phổ biến.

Thiên kiến nhận thức là gì?

Con người có xu hướng nghĩ theo những cách nhất định, đưa ra phán đoán, có thể dẫn tới những sai lệch về nhận thức.

- Beau VN

Nó thường bị chi phối bởi:

  • Quá trình xử lý thông tin nhanh
  • Khả năng xử lý của não bị hạn chế
  • Bị chi phối bởi cảm xúc, đạo đức
  • Lưu trữ và truy xuất sai thông tin
  • Bị ảnh hưởng từ mạng xã hội

Thiên kiến nhận thức đã được nghiên cứu hàng thập kỷ bởi giới chuyên môn như tâm lý xã hội, kinh tế học hành vi và chúng đặc biệt rõ trong thế giới tràn ngập thông tin ngày nay. Chúng ảnh hưởng tới cách chúng ta suy nghĩ, hành động, tạo ra những lối tắt tư duy có thể dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh doanh, đầu tư và quản lý.

Đọc thêm: 3 lý do để đầu tư nhiều hơn vào UX - trải nghiệm người dùng

Ví dụ về thiên kiến nhận thức

Dưới đây là 5 ví dụ về các loại thiên kiến nhân thức có thể ảnh hưởng tới con người trong thế giới kinh doanh:

1. Thiên kiến quen thuộc: Một nhà đầu tư để tiền vào “nơi cô ấy biết” thay vì tìm lợi ích từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Một phương pháp hay một nơi có vẻ quen thuộc không có nghĩa rằng nó là một lựa chọn hợp lý.

2. Tự ghi nhận bản thân: Một doanh nhân có thể có xu hướng coi thành công của công ty là do mình, thay vì do các yếu tố khác (đội ngũ, may mắn, xu hướng). Khi tình hình không ổn, anh ấy có thể sẽ đổ lõi cho những yếu tố khác và làm lệch hướng phát triển của bản thân.

3. Thiên kiến cố hữu: Một nhân viên khi deal lương, quá tập trung vào con số được đề cập, thay vì xem xét các lựa chọn khác.

4. Thiên kiến sinh tồn: Khởi nghiệp nhìn bên ngoài có vẻ dễ dàng bởi có nhiều người đã khởi nghiệp thành công. Trong khi con số thành công ấy chỉ là con số nhỏ so với hàng triệu người đã thử và thất bại.

5. Gambler’s Fallacy: Một nhà đầu tư mạo hiểm thấy tăng trưởng của một công ty sau khi vốn hóa thị trường không được cao như anh ấy kỳ vọng. Thay vì giữ và đánh giá khả năng tăng giá của cổ phiếu, anh ấy bán và nhận lại lợi nhuận ít ỏi.

Đọc thêm: Phân tích tâm lý - 3 lớp cảm xúc của thiết kế UI Designer cần biết

Đăng ký
nhận tin tức.