Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Cách thiết kế logo wordmark cho thương hiệu

29 Dec, 2022 /
Branding
Cách thiết kế logo wordmark cho thương hiệu

Thiết kế logo wordmark tập trung vào sự đơn giản. Với việc chỉ dùng các ký tự chữ cái, kiểu logo này dễ dàng trở nên phổ biến và không bao giờ lỗi thời.

Bạn có thể bắt gặp logo wordmark ở nhiều ngành khác nhau như công nghệ, truyền thông, thời trang, đồ ăn, etc.

Vậy, hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem logo wordmark, và thương hiệu của bạn có thể cân nhắc sử dụng loại logo này như thế nào.

Logo wordmark là gì?

Logo wordmark là kiểu logo chỉ bao gồm các ký tự tạo nên tên của thương hiệu - và không bao gồm các biểu tượng hay thiết kế nào khác. Logo wordmark còn được gọi là logotypes, và có thể có các biến thể đơn sắc cho các không gian nhỏ hơn như mạng xã hội hay favicon.

Vì tính đơn giản của logo wordmark, lựa chọn typeface và điều chỉnh khoảng cách ký tự là rất quan trọng. Một vài ví dụ logo wordmark nổi tiếng có thể kể tới là Google, Coca-Cola, Calvin Klein, etc.

Chỉ cần nghe hoặc đọc lên các cụm từ này, bạn đã có thể ngay lập tức liên tưởng đến nhận diện của thương hiệu. Và đó chính là sức mạnh của logo wordmark.

Khi bạn thấu hiểu khách hàng mục tiêu, sử dụng các yếu tố văn hoá và hình ảnh hợp lý sẽ truyền đạt thông điệp thương hiệu hiệu quả, dù cho đó chỉ là các ký tự và màu sắc font.

Khi nào thì nên dùng logo wordmark?

Nhiều nhà thiết kế ưa thích logo wordmark vì sự đơn giản và dễ ứng dụng, nhưng tạo ra một logo wordmark hợp lý không phải là điều dễ dàng mà tay mơ nào cũng làm được.

Bạn không muốn một logo sinh ra để rơi vào lãng quên. Và việc chỉ sử dụng typeface mà không có sự hỗ trợ hình ảnh khác sẽ khiến việc truyền đạt sản phẩm / dịch vụ khó hơn. Rất nhiều công ty lớn lấy biểu tượng làm logo, như Nike, Apple, McDonald’s, và chỉ biểu tượng đó đã giúp mọi người nhận ra sản phẩm của công ty.

Cho nên, hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn logo wordmark hay logomark (dạng biểu tượng) cho thương hiệu của mình. Thử nghĩ về những điều sau:

  • Tên thương hiệu của bạn có ngăn và đáng nhớ? Với chỉ một từ, liệu tên công ty bạn có đủ nổi bật so với đối thủ? Nếu tên thương hiệu có nhiều từ, hãy cân nhắc sử dụng phong cách monogram hoặc lettermark - viết tắt chữ cái đầu như HBO hay NASA.
  • Bạn có sử dụng logo trên nhiều kênh khác nhau? Hoặc trên nhiều hình ảnh và background? Wordmark logo dễ ứng dụng trên nhiều nền tảng vì bạn không phải lo về không gian của các biểu tượng hoặc các phiên bản khác nhau.
  • Bạn có muốn sử dụng màu sắc hoặc typeface đặc biệt cho logo? Một logo wordmark không cần nhiều yếu tố để tạo ấn tượng, nên hãy dùng ít yếu tố nếu có thể.

Thiết kế logo wordmark như thế nào?

1. Tìm đúng typeface

Bởi vì logo wordmark chỉ được tạo ra bằng các chữ cái, nên việc chọn một typeface để truyền đạt tính cách thương hiệu là rất quan trọng. Ngôn từ đem đến ý nghĩa, còn kiểu chữ truyền tải tính cách. Hãy nhớ điều này.

Để bắt đầu, hãy tìm vài tính từ mô tả tính cách thương hiệu của bạn, như là “thân thiện” hay “yêu thương”. Sau đó, hãy xem các bộ font và typeface để xem lựa chọn nào phù hợp các tính từ đó.

Một bộ typeface sans serif không chân rất phù hợp với các công ty công nghệ là vì nó thể hiện sự đổi mới. Hãy nhìn vào Facebook, Netflix, hay Uber.

Cũng như bất kỳ kiểu logo nào khác, hãy chọn một typeface để có thể hiện rõ với nhiều kích cỡ và trên nhiều kênh khác nhau. Hãy cân nhắc về weight, case, và các đặc điểm hình thái kèm theo.

2. Thay đổi ký tự

thay đổi ký tự logo wordmark

Đôi khi, sự khác biệt giữa một typeface thông thường và một typeface tuyệt vời chỉ nằm ở sự thay đổi với một ký tự duy nhất. Yếu tố bất ngờ đó làm cho logo wordmark trở nên đáng nhớ hơn, như chữ C trong logo Casper hay chữ A phóng lớn trong logo Braun.

Dù cho không phải lúc nào bạn cũng cần thay đổi ký tự cho logo wordmark, đây có thể là một cơ hội thú vị để khám phá và khiến cho logo bớt trở nên nhàm chán.

Nếu bạn quyết định thay đổi một vài ký tự, hãy đảm bảo là có lý do chính đáng cho việc đó. Việc này có nhấn mạnh tên công ty đúng cách? Hay có thể sử dụng cho dạng logo monogram?

3. Giao tiếp bằng màu sắc

logo wordmark màu sắc

Khi bạn chỉ giao tiếp bằng các chữ cái, thì màu sắc là một cách tuyệt vời để khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt. Hãy nghĩ về màu cam tươi sáng của Etsy hay màu xanh nổi bật của Kickstarter.

Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách đổi màu chỉ một ký tự duy nhất, như Flickr đã dùng với chữ r màu hồng hay Mobil với chữ o màu đỏ.

Bên cạnh đó, bạn chọn màu background gì cho logo wordmark? Hãy nhớ rằng logo sẽ được dùng trên nền trắng khá thường xuyên cho nhiều ứng dụng khác nhau. Để đảm bảo tính đẹp mắt của logo, hãy đưa ra các biến thể màu của logo.

Đọc thêm: Thiết kế Logo: Màu sắc nói lên điều gì về Thương hiệu của bạn?

4. Căn chỉnh khoảng cách

logo wordmark khoảng cách

Bây giờ, hãy bắt đầu khó tính hơn với khoảng cách của các ký tự - hay còn gọi là kerning. Điều này sẽ phụ thuộc vào hiệu ứng mà bạn muốn đưa vào logo của mình:

  • Bạn có muốn các ký tự chạm vào nhau?
  • Việc thêm hoặc bớt khoảng cách giữa các ký tự ảnh hưởng khả năng đọc - readability như thế nào?
  • Weight và góc của font ảnh hưởng spacing như thế nào?

Bạn cũng có thể thử nghiệm viết hoa và viết thường để xem điều gì đặc trưng nhất cho thương hiệu. Hãy quay lại những tính từ bạn đã viết ra để mô tả doanh nghiệp của mình và xem tính phù hợp.

Bên cạnh đó, hãy nhớ là logo wordmark thường không có slogan hoặc tagline. Nếu bạn muốn thêm vào hãy đảm bảo là ngắn và ít từ.

5. Sáng tạo hình khối

logo wordmark hình khối

Một cách khác mà các nhà thiết kế tạo thêm hứng thú trực quan cho logo wordmark là sử dụng các hình dạng đơn giản.

Showtime đặt ba chữ cái đầu tiên trong tên của họ - “SHO” - trong một vòng tròn màu đỏ và đảo ngược màu sắc từ phần còn lại của logo, tạo cho nó một cái nhìn hoàn toàn khác so với khi không có hình tròn.

Mặc dù LinkedIn là tên công ty chỉ gồm một từ, nhưng logo đặt một hộp màu xanh lam xung quanh chữ “in” để làm cho nó trở nên đặc biệt về mặt hình ảnh. Điều này gợi ý cảm giác “ bên trong” khi có các mối liên hệ công việc.

Ngoài ra, bạn còn có thể tạo nên các tầng chữ như Uniqlo đã làm, hoặc thêm một ô tròn bao quanh các chữ như là Pfizer.

Tôi vẫn phải nhắc lại, hãy suy nghĩ về mục đích khi thêm bất cứ điều gì vào logo wordmark của bạn.

Đọc thêm: Tương lai của Logo: Nó đã chết hay sẽ còn sống mãi?

Những lưu ý khi thiết kế logo wordmark

Logo wordmark có thể nghe thì đơn giản, nhưng đừng bỏ qua việc tạo nên một hình ảnh độc đáo. Hãy ghi nhớ những điều nên tránh sau:

  • Tránh sử dụng quá nhiều thứ: Wordmark ấn tượng vì tính đơn giản. Đừng sử dụng các typeface phức tạp và chọn chỉ một hoặc hai yếu tố để thêm vào.
  • Tránh ảnh hưởng tính đọc: Nếu logo wordmark của bạn không dễ đọc, khách hàng sẽ dễ nhầm lẫn và khó chịu. Trên tất cả, hãy đảm bảo logo dễ đọc trong tất cả các môi trường.
  • Tránh thiếu không gian: Hãy cẩn thận khi điều chỉnh kerning hoặc leading, việc lạm dụng tinh chỉnh có thể làm cho logo trở nên thiếu chuyên nghiệp và bắt mắt. Sự cân bằng đôi khi chỉ nằm ở việc thêm hay bớt một chút spacing.

Lời cuối

Logo wordmark được sử dụng rộng rãi trong các ngành vì một lý do - chúng dễ nhìn, không phức tạp, và tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Quan trọng nhất, chúng bền vững với thời gian, dù là bây giờ hay sau này.

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để khiến cho logo wordmark nổi bật trên tất cả các kênh. Hãy tham khảo với chúng tôi để tìm đến sự tối giản hoàn hảo - nơi mà logo wordmark thương hiệu của bạn gây ấn tượng mạnh nhất dù không hề nói gì.

Đăng ký
nhận tin tức.