Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Drupal Headless CMS so với Drupal Monolithic CMS - Đưa CMS truyền thống vào tương lai

05 May, 2023 /
UX/UI
Drupal Headless so với Drupal Monolithic - Đưa CMS truyền thống vào tương lai

Bài viết này sẽ nghiên cứu kỹ hơn về Drupal Monolithic và Drupal Headless nhằm chỉ ra sự vượt trội của hệ thống headless, và giúp doanh nghiệp dễ lựa chọn hơn phương thức CMS cho website của mình.

Drupal là một CMS nổi tiếng và đã tồn tại được nhiều năm. Thông thường, nó được sử dụng nguyên khối - monolithic với kết cấu truyền thống. Nghĩa là cả front-end và back-end đều nằm trên một máy chủ. Bạn tạo nội dung trong back-end Drupal và sau đó nội dung đó được hiển thị trên giao diện người dùng Drupal, tương tự như các giải pháp nguyên khối khác. Tuy nhiên, Drupal cũng có thể được sử dụng như một headless CMS.

Bài viết này sẽ nghiên cứu kỹ hơn về Drupal Monolithic và Drupal Headless nhằm chỉ ra sự vượt trội của hệ thống headless, và giúp doanh nghiệp dễ lựa chọn hơn phương thức CMS cho website của mình.

Hệ thống Drupal CMS truyền thống là gì?

Drupal là một hệ thống quản lý nội dung vỡi mã nguồn mở, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001. Kể từ đó, lượng người dùng Drupal tăng nhanh theo các năm cũng như số lượng các nhà phát triển. Hiện tại, vào thời điểm viết bài, Drupal đã có phiên bản thứ 10 vào cuối năm 2022. Drupal có lẽ là CMS cấp Doanh nghiệp tốt nhất hiện có và được rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng sử dụng như Tesla, Đại học Oxford hay Nokia.

Là một hệ thống quản lý nội dung, nguyên tắc cốt lõi của Drupal là tính linh hoạt. Bên cạnh các tính năng CMS thông thường như tạo nội dung, chỉnh sửa và xuất bản, cấu trúc mô-đun của nó cho phép người dùng xây dựng trải nghiệm web năng động hơn cho người xem.

Với hệ thống Drupal CMS nguyên khối truyền thống, cả giao diện người dùng và back-end đều nằm trên cùng một máy chủ và được quản lý bằng Drupal back-end. Cách tiếp cận này có rất nhiều lợi ích nên đã được sử dụng để tạo nội dung và trang web trong nhiều năm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều kênh phân phối mới xuất hiện khiến cho việc quản lý nội dung kiểu cũ trở nên khó khăn hơn.

Sự xuất hiện của hệ thống quản lý nội dung Headless - Headless CMS 

Bối cảnh khách hàng luôn thay đổi là lý do tại sao CMS Headless tồn tại và trở nên phổ biến trong vài năm qua. Khách hàng đang sử dụng đồng thời nội dung trên nhiều kênh khác nhau. Các kênh mới xuất hiện, ví dụ như thiết bị nhà thông minh, nên doanh nghiệp cần điều chỉnh nội dung để phân phối trên các kênh mới và tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.

Với các hệ thống quản lý nội dung nguyên khối truyền thống, việc này khó khăn và tốn nhiều tài nguyên. Đó là lý do tại sao phương pháp Headless ngày càng được chú ý. Nó cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tạo, chỉnh sửa, và xuất bản nội dung trên các kênh khác nhau mà không cần sử dụng hệ thống CMS riêng biệt cho từng kênh.

Sự ưu việt của hệ thống Drupal Headless

Để hiểu đầy đủ lợi ích của headless, trước tiên bạn cần hiểu cách thức hoạt động của nó. 

Cách hoạt động của một hệ thống Drupal Headless CMS

Cấu trúc của Drupal Headless khá khác với một CMS nguyên khối. Hệ thống không có lớp giao diện front-end để người dùng đọc nội dung. Chỉ có bảng quản trị (và một số tích hợp tùy chỉnh nếu cần) để tạo, chỉnh sửa và quản lý nội dung.

Sau đó, nội dung được phân phối thông qua API tới bất kỳ kênh nào bạn muốn. Đây có thể là trang web, cửa hàng thương mại điện tử, ứng dụng dành cho thiết bị di động, hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Cấu trúc này làm cho headless trở nên phổ biến vì không hạn chế nội dung theo bất kỳ cách nào mà cho phép người dùng tận dụng tốt hơn các kênh phân phối khác nhau.

Cách hoạt động của một hệ thống Drupal Headless

Để minh họa cách thức hoạt động của Drupal Headless, giả sử công ty của bạn sở hữu ba ứng dụng di động gốc khác nhau dành cho iOS, Android và Windows Phone cũng như một ứng dụng web.

Với một hệ thống CMS nguyên khối, bạn sẽ cần tải lên cùng một nội dung nhiều lần cho từng nền tảng này. Tuy nhiên, nếu bạn có CMS Headless, bạn chỉ cần tạo nội dung một lần và sau đó phân phối cho từng nền tảng thông qua API. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và loại bỏ lỗi khi nhập liệu, đặc biệt là với các bản cập nhật quan trọng hoặc một ưu đãi đặc biệt.

Khi sử dụng hệ thống Drupal tách rời, bạn có thể sử dụng tất cả tính năng thông thường của Drupal, cũng như tất cả các lợi ích của một CMS headless.

Lợi ích của hệ thống Drupal Headless CMS

Là một CMS, Drupal có rất nhiều tính năng giúp việc sử dụng dễ dàng và thú vị hơn. Đó là lý do tại sao nhiều người không sẵn sàng từ bỏ sử dụng Drupal backend, ngay cả khi giải pháp headless tỏ ra ưu việt hơn.

Tin tốt là bạn không cần thiết lập lại Drupal nếu như chuyển qua sử dụng hệ thống headless. Các cài đặt hiện tại của bạn có thể được chuyển giao dễ dàng sang Drupal Headless với các API hữu dụng, cũng như giữ nguyên tất cả lợi ích của Drupal.

Các ứng dụng của hệ thống Drupal Headless CMS

Tính năng quan trọng nhất của Headless là sự không giới hạn ở một kênh phân phối nội dung nào cả nhờ sử dụng API. Bạn có thể sử dụng CMS Headless cho tất cả các kênh cho dù đó là ứng dụng dành cho thiết bị di động, ứng dụng web hay mạng nội bộ.

Dưới đây là các ứng dụng tuyệt vời khi sử dụng Drupal Headless

1. Cải thiện trải nghiệm người dùng trên sản phẩm kỹ thuật số

Lựa chọn hệ thống Drupal CMS Headless là một bước đi đúng đắn nếu doanh số của bạn phụ thuộc vào trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm kỹ thuật số của công ty. Với hệ thống CMS headless, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn giao diện của sản phẩm và cách trình bày nội dung.

Khác với hệ thống Drupal Monolithic, Drupal Headless giúp bạn sử dụng công nghệ không giới hạn. Nếu bạn đã có một hệ sinh thái các sản phẩm kỹ thuật số, thì không có ích gì khi chuyển tất sang một CMS mới. Một ý tưởng tốt hơn nhiều là triển khai một hệ thống headless có thể tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện tại của bạn. Điều đó đảm bảo bạn vẫn có thể duy trì trải nghiệm người dùng tuyệt vời, đồng thời giúp quản lý nội dung dễ dàng hơn.

2. Tiếp cận khách hàng trên tất cả các kênh và điểm chạm mới

Drupal CMS Headless cũng rất tuyệt vời nếu bạn muốn thử nghiệm các kênh phân phối và các điểm chạm để tiếp cận đối tượng mới. Bạn có thể nhanh chóng đưa nội dung lên bất kỳ nền tảng nào. Một ví dụ là các thiết bị thông minh như Alexa hoặc Google Home đã dần trở nên phổ biến trong vài năm qua và là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người dùng.

Rất nhiều công ty sử dụng CMS Headless để đưa nội dung đến các thiết bị mới hoặc để xử lý các đơn đặt hàng được đặt qua chúng. Với một CMS truyền thống, nhiều công việc sẽ cần triển khai hơn hoặc thậm chí là không thể thực hiện được, tùy thuộc vào các yêu cầu công nghệ cụ thể của CMS và nền tảng.

3. Tăng cường bảo mật cho sản phẩm kỹ thuật số

Một lý do khác khiến nhiều công ty lựa chọn headless là vì nó có thể giúp tăng cường bảo mật cho các sản phẩm kỹ thuật số của họ. Rất nhiều giải pháp CMS nguyên khối sử dụng plugin và tiện ích mở rộng của bên thứ ba, điều này có thể làm tăng các mối đe dọa bảo mật. Với hệ thống Drupal headless, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cơ sở hạ tầng và có thể đảm bảo về sự bảo mật. Lý do chính khiến Headless an toàn hơn là máy chủ back-end không thể bị tin tặc tấn công. Chỉ máy chủ giao diện người dùng mới có thể truy cập được với các nguồn bên ngoài.

4. Quản lý nội dung trên các ứng dụng di động

Một hệ thống Drupal headless còn giúp quản lý nội dung trên nhiều ứng dụng di động và mở rộng quy mô thiết bị. Các ứng dụng đa nền tảng như Flutter, React Native, và đặc biệt là các native apps sẽ có thể được tối ưu hơn nhờ vào CMS Headless.

Hãy tưởng tượng cả team bạn có thể quản lý content tập trung thay vì phải sử dụng các công cụ riêng cho mỗi hệ thống quản lý, và các developer vẫn có quyền kiểm soát hoàn toàn với bộ mã gốc.

5. Quản lý nội dung cho mạng nội bộ

Rất nhiều công ty đang hoạt động bằng cách sử dụng các mạng nội bộ tuỳ chỉnh. Với hệ thống Drupal headless, hệ sinh thái nội bộ có thể dễ dàng mở rộng, bảo trì, và ứng dụng. Nếu bạn sử dụng hệ thống headless CMS, doanh nghiệp có thể tự do sửa đổi các mạng lưới nội bộ và đảm bảo hoạt động trơn tru với các công nghệ của công ty.

Đọc thêm: Lợi ích của Website dùng nền tảng Headless E-commerce

Doanh nghiệp của bạn có nên sử dụng Drupal Headless CMS?

Đây có lẽ là câu hỏi khó nhất mà bạn cần trả lời. Tin tốt là bạn không cần tự đi tìm đáp án, với kinh nghiệm hơn 15 năm triển khai các hệ thống CMS Drupal lớn nhất tại Việt Nam, Beau Agency có thể đem đến cho bạn những tư vấn chuyên sâu dành riêng cho tình hình của doanh nghiệp.

Bạn có thể liên hệ chúng tôi qua info@beau.vn hoặc hotline (+84) 97 531 9889
 

Đăng ký
nhận tin tức.