Skip to main content
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Cách các nhà quản lý sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động doanh nghiệp

24 Jul, 2024 /
Chiến lược
Cách các nhà quản lý sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động doanh nghiệp

Data nghe có vẻ phức tạp và đáng sợ, nhưng khi bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản của việc hành động dựa trên dữ liệu, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.

Trong thời đại ngày nay, việc ra quyết định dựa trên dữ liệu cho phép các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định chuẩn xác hơn. Dần dần, các quy trình kinh doanh cũng thay đổi theo, với dữ liệu len lỏi vào từng đội nhóm của tổ chức.

Data nghe có vẻ phức tạp và đáng sợ, nhưng khi bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản của việc hành động dựa trên dữ liệu, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ đề cập đến tất cả giá trị của dữ liệu với một nhà quản lý, để bạn sẵn sàng ra quyết định tỉnh táo nhất.

Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu là gì?

Data-driven decision making là một phương pháp tập trung vào phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định. Với dữ liệu lớn trở nên phổ biến, cách tiếp cận này được các nhà lãnh đạo ưa thích vì khả năng cải thiện hiệu suất nhân viên và hiệu quả của chiến thuật kinh doanh.

Các công việc cần làm bao gồm thu thập, phân tích dữ liệu, xác định insight, xác định xu hướng,.. để vận hành doanh nghiệp chính xác hơn, tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực hiện có.

Đọc thêm: Data & Design - Cách thiết kế và dữ liệu song hành tạo nên trải nghiệm

Cách một nhà quản lý có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động doanh nghiệp

1. Dự đoán các kết quả

Cách một nhà quản lý có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động doanh nghiệp

Khả năng thấy trước tương lai là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định chiến lược dài hạn lẫn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Với dữ liệu, ta có thể dự đoán các kịch bản với tác động tương ứng, từ đó đưa ra các hành động phù hợp với các mục tiêu. 

Strategic foresight đã trở thành một từ khoá quan trọng với các tập đoàn trong năm 2024, nhất là với bối cảnh biến đổi mạnh mẽ khi tác động của AI ngày càng lớn. Với khả năng dự đoán dựa trên dữ liệu, nhà quản lý có thể biết kết quả của các quyết định chiến lược khác nhau, từ đó đưa ra hành động có lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Tương lai của Big Data với các xu hướng và tiến bộ công nghệ

2. Cải thiện năng suất nhóm

2. Cải thiện năng suất nhóm

Năng suất nhân viên và hiệu quả huấn luyện nhân sự là hai chỉ số quan trọng nhất để nhà quản lý theo dõi từng đội nhóm, cũng như so sánh với các nhóm khác. Từ đó, các điểm cần cải thiện cũng hiện lên rõ ràng hơn, thay vì tin vào cảm tính để đánh giá.

Nhưng dữ liệu còn có thể làm nhiều hơn thế, bằng cách đưa ra insight theo thời gian thực để nhà quản lý có thể hành động kịp thời. Ví dụ: Khi theo dõi các số liệu như tỷ lệ luân chuyển nhân viên, retention, và sự hài lòng của khách hàng, nhà lãnh đạo có thể xác định nhu cầu đào tạo hoặc cơ hội cải tiến quy trình.

3. Khám phá các cơ hội kinh doanh mới

Cách nhìn nhận đa chiều là công cụ hữu dụng nhất để xử lý vấn đề, và dữ liệu có thể giúp phát hiện các góc nhìn chưa được khám phá. Với các bằng chứng là con số thực tế, cả tổ chức có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

Tăng tốc cho sự phát triển, kiến tạo các mối quan hệ, hay nghiên cứu sáng tạo để đổi mới, đều là cách ứng dụng dữ liệu để có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

4. Chống lại các thiên kiến 

Chúng ta vẫn thường xuyên hành động cảm tính hơn mình nghĩ, dù là với lãnh đạo hay nhân viên. Bằng cách sử dụng dữ liệu, các nhà quản lý có thể thấy bức tranh toàn cảnh đa chiều rồi mới đưa ra quyết định. Bối cảnh có thể đòi ta phải hành động nhanh, nhưng phương thức hành động luôn có thể bổ sung số liệu khách quan.

Đọc thêm: Các thiên kiến nhận thức (Cognitive Bias) nên biết trong kinh doanh

5. Xây dựng niềm tin giữa nhân viên

Nhìn rộng hơn, khi các nhân viên có thể tiếp cận thông tin về cách các quyết định được đưa ra, họ cũng sẽ hiểu sự đóng góp của mình vào sự phát triển của toàn tổ chức. Với sự minh bạch - transparency, đội ngũ dễ tin tưởng người lãnh đạo hơn và có động lực để giúp doanh nghiệp thành công.

Kết luận

Google, Amazon, hay Netflix đều đã là những cái tên không còn xa lạ trong việc sử dụng dữ liệu để phát triển doanh nghiệp của mình đến mức kinh ngạc. Có thể gọi các công ty này là những đế chế trong lĩnh vực của mình, và một điểm chung không thể chối cãi chính là data đóng vai trò cực quan trọng trong các quyết định kinh doanh.

Với sự tiếp cận data ngày càng dễ dàng, các nhà quản lý đang có cơ hội rõ ràng để sử dụng dữ liệu hiệu quả, từ đó tối ưu hoạt động kinh doanh trong thời đại số.

Đăng ký
nhận tin tức.