Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Branding là gì? Tại sao Branding quan trọng với doanh nghiệp?

26 Th12, 2022 /
Branding

Từ điển Cambridge đã định nghĩa branding là “một hành động xây dựng đặc điểm nhận diện như biểu tượng, thiết kể để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”.

Branding là gì?

Từ điển Cambridge đã định nghĩa branding là “một hành động xây dựng đặc điểm nhận diện như biểu tượng, thiết kể để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”. Cũng mới đây thôi, đây vẫn còn là một mô tả khá chính xác về thương hiệu, ít nhất là đã thuyết phục được phần lớn sự đồng thuận vào thời điểm đó.

Nhưng branding không chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Branding là một khái niệm rộng lớn đến mức không thể có một định nghĩa chính xác bao hàm mọi thứ. Tuy nhiên, branding đã (và vẫn còn) bị hiểu nhầm rằng nó chỉ bao gồm phần nhìn là nhận diện thương hiệu: Tên, logo, thiết kế, bao bì,... Thậm chí hơn thế, trong khi khái niệm và kiến thức cơ bản về branding đã phát triển rất nhiều trong những năm qua, tầm nhìn cũ về branding vẫn đang được rao giảng, ngay cả bởi các marketer nhiều năm trong nghề. 
 

“Brands are essentially patterns of familiarity, meaning, fondness, and reassurance that exist in the minds of people.”— Tom Goodwin


Về cơ bản, để trả lời cho câu hỏi Branding là gì, chúng tôi đã định nghĩa lại về Branding như sau: “Branding hay còn gọi là xây dựng thương hiệu là quá trình liên tục xác định, tạo và quản lý các phương tiện và hoạt động hình thành và tạo nên nhận thức về thương hiệu của các bên liên quan”. 
 

branding-la-gi-tai-sao-branding-quan-trong-voi-doanh-nghiep

 

Branding rất quan trọng vì nó không chỉ là cách tạo nên ấn tượng với khách hàng mà còn giúp người dùng biết được rằng họ nên kì vọng gì từ thương hiệu. Nó cũng là cách phân biệt thương hiệu với đối thủ và làm rõ lý do vì sao khách hàng nên chọn thương hiệu của bạn. Thương hiệu được xây dựng để doanh nghiệp xuất hiện với một danh tính rõ ràng, nói lên doanh nghiệp của bạn là ai, cũng như cách mà doanh nghiệp của bạn muốn được nhìn nhận.

Có rất nhiều khấu phần phải làm để phát triển một thương hiệu, bao gồm quảng cáo, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội, uy tín và nhận diện thương hiệu. Tất cả những yếu tố đó (và nhiều hơn) đều có thể thực hiện cùng nhau để tạo nên một bộ hồ sơ hấp dẫn khi đưa tới khách hàng. 

Hiểu được branding là gì, liệu doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của branding?

Branding rõ ràng là một quá trình vô cùng quan trọng với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp. Thương hiệu được xây dựng hiệu quả sẽ định hình cách mọi người nhìn nhận thương hiệu, giúp “phủ sóng” những sản phẩm mới và tăng giá trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào cũng có thương hiệu, nó vẫn ở đó dù doanh nghiệp không hề “làm thương hiệu” và việc làm thương hiệu vốn là để xây dựng hình hình ảnh thương hiệu (brand image) theo cách có lợi nhất. Hiểu và xây dựng một thương hiệu là ở việc nắm bắt và kiểm soát hình ảnh đó. Đây là lí do tại sao nên xem xét xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.

branding-la-gi-tai-sao-branding-quan-trong-voi-doanh-nghiep

 

Và trái với suy nghĩ của nhiều người, branding - xây dựng thương hiệu không phải là “chiến thuật marketing đắt tiền chỉ dành cho những “ông lớn”. Thay vào đó nó liên quan chặt chẽ tới ý thức đám đông và ảnh hưởng bởi thị trường và tham vọng của thương hiệu.


Làm thương hiệu liên quan tới nhiều hoạt lớn nhỏ khác nhau của doanh nghiệp, vậy nên chi phí cho chúng cũng rất đa dạng. Đương nhiên, những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với quy trình hoàn hảo sẽ có mức giá cao. Một doanh nghiệp quốc tế khi làm branding cũng sẽ tốn nhiều nguồn lực hơn doanh nghiệp trong nước. Vì thế, có thể nói rằng, không có một phương pháp nào là luôn đúng. 

Xem thêm: Checklist Những Điều Cần Chuẩn Bị Trước Một Dự Án Branding

Branding làm tăng giá trị doanh nghiệp

Branding rất quan trọng để kiến tạo tương lai doanh nghiệp, một kế hoạch branding hiệu quả có thể tăng giá trị đáng kể của doanh nghiệp. Danh tiếng lớn nghĩa là doanh nghiệp mạnh, mang lại kết quả đáng kể về uy tín và các giá trị khác nhau, như mức giá cao hơn, thị phần, tầm ảnh hưởng. Thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, tài sản ấy có thể được định giá và đầu tư, vậy nên thương hiệu luôn cần được liệt kế trong bảng cân đối kinh doanh hàng tháng. Đây dù là một chủ đề gây tranh cãi và cũng là một bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp, nhưng bỏ tiền ra để làm thương hiệu cũng quan trọng như bản thân thương hiệu, thứ quyết định cái gọi là “giá trị thương hiệu”

Branding tạo ra khách hàng mới

Một thương hiệu bền vững khó có thể gặp khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh quảng bá. Branding mạnh đồng nghĩa với ấn tượng tích cực từ phía người dùng, mang đến cơ hội hợp tác kinh doanh dựa vào nền tảng của lòng tin. Một khi giá trị thương hiệu được khẳng định, marketing truyền miệng sẽ trở thành phương pháp quảng cáo hiệu quả nhất của doanh nghiệp. 

Đọc thêm: Cách thương hiệu ứng dụng màu sắc trong thiết kế nhận diện

Danh tiếng của thương hiệu luôn đi trước doanh nghiệp. Khi một nhận thức về thương hiệu đã được hình thành trên thị trường, thương hiệu sẽ được toả ra tự nhiên. Marketing truyền miệng sẽ truyền đi nhận thức, và hoặc là củng cố thêm. Danh tiếng tích cực đi cùng khách hàng tiềm năng, đem lại khả năng cạnh tranh hơn hẳn đối thủ. 

Branding cải thiện sự tự hào và sự hài lòng của nhân viên

Ai cũng vậy, khi làm việc cho một doanh nghiệp lớn có thương hiệu mạnh và được đứng đằng sau thương hiệu đó, ta sẽ hài lòng và tự hào hơn về công việc. Những người góp sức vào xây dựng thương hiệu không chỉ có chủ doanh nghiệp mà còn là cả nhân viên. Chúng ta cần nhận thức một thực tế rằng, tương tác giữa người với người là nền tảng kinh doanh, và nhân viên chính là điểm chạm đầu tiền của khách hàng với thương hiệu. Nhân viên có mối quan hệ tốt với thương hiệu và doanh nghiệp của mình sẽ lan toả năng lượng tốt tới khách hàng và từ đó đem lại hiệu quả cho cả việc xây dựng thương hiệu lẫn kinh doanh. 

Branding xây dựng uy tín trên thị trường

Danh tiếng của một thương hiệu cuối cùng phụ thuộc vào mức độ tin tưởng mà khách hàng dành cho thương hiệu. Khách hàng càng tin tưởng vào thương hiệu, nhận thức càng tốt, danh tiếng càng mạnh, thương hiệu càng uy tín. 

Branding mở ra cách thức phù hợp để tìm kiếm và duy trì mức độ tin cậy nhất định giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Đơn giản nhất là lập cam kết thực tế và có thể đạt được nhằm định vị thương hiệu và thực hiện đúng theo cam kết. Nếu cam kết được hoàn thiện đầy đủ, lòng tin tức khắc được hình thành. Ở những thị trường đông đúc, cạnh tranh, niềm tin vô cùng quan trọng vì có thể tạo ra sự khác biệt giữa ý định (cân nhắc mua) và hành động (mua).

Branding trong thực tế

branding-la-gi-tai-sao-branding-quan-trong-voi-doanh-nghiep

Branding không đứng một mình, branding liên quan tới nhiều chuyên môn và lĩnh vực liên quan: Quản trị Kinh doanh, Marketing, Truyền thông, Thiêt kế, Tâm lý học và vô vàn lĩnh vực khác. Branding cũng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, và mỗi lớp nghĩa đều có ý nghĩa cũng như cấu phần riêng của mình. Xây dựng thương hiệu - Branding không giống với marketing, nhưng có nhiều nền tảng chung, đó là vì sao ta không thể thừa nhận hay phủ nhận rằng branding và marketing bằng cách nào đó liên hệ với nhau. Chúng phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau, và có chung mục tiêu là phục vụ công việc kinh doanh.

Câu hỏi Branding là gì là một câu hỏi phổ biến khi doanh nghiệp bắt đầu chú trọng và dành sự đầu tư nhất định cho Marketing - Truyền thông Quảng cáo. Hiểu được Branding là gì, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn sâu sắc và vĩ mô hơn cho các kế hoạch kinh doanh dài hơi trong tương lai.

Bài viết gốc Branding là gì? Tại sao Branding quan trọng với doanh nghiệp? được đăng trên website Beautique - Brand and Creative Consultancy

Bài viết
liên quan

Agency ngoại truyện

/ 26 Th12, 2022

Làm thế nào để hợp tác hiệu quả với các Agency

Agency ngoại truyện

/ 26 Th12, 2022

Hợp tác Client và Agency: Những góc nhìn mới

Agency ngoại truyện

/ 26 Th12, 2022

Đối mặt với Scope creep (vượt phạm vi dự án) P1

Agency ngoại truyện

/ 26 Th12, 2022

Đối mặt với Scope creep (vượt phạm vi dự án) P2

Agency ngoại truyện

/ 26 Th12, 2022

Thư gửi Agency: Client thực sự muốn gì?

Đăng ký
nhận tin tức.