Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Các lỗi thường gặp khi phát triển ứng dụng FinTech

01 Th11, 2022 /
UX/UI
Các lỗi thường gặp khi phát triển ứng dụng FinTech

Fintech sẽ luôn là kiểu app khó chịu nhất khi phát triển app. 

Những vấn đề hàng đầu của phát triển app sẽ liên quan tới an ninh và nhiều quy định phức tạp khác. Đôi khi, chỉ một lỗi nhỏ thôi cũng có thể đánh sập một start-up chỉ sau một đêm, kéo theo hàng loạt vấn đề về tài chính và pháp lý. Vì vậy, trong bài viết nay, chúng tôi sẽ cung cấp những lỗi thường gặp nhất khi phát triển ứng dụng fintech để tránh tối đa những ảnh hưởng về sau với doanh nghiệp và sản phẩm.

Quy trình onboard người dùng tệ

On-board còn được gọi là nhập môn, là bước đầu tiên, hướng dẫn người dùng cách sử dụng đúng trước khi thực sự sử dụng ứng dụng. Quy trình này là tiền đề và sẽ quyết định xem liệu người dùng có gắn bó lâu dài với ứng dụng không hay sẽ gỡ cài đặt ngay sau khi đạt được mục đích. On-board mượt mà sẽ giữ tỉ lệ rời bỏ (Churn Rate) thấp, tuy nhiên đây là một thử thách thật sự trong thị trường đầy cạnh tranh. 

Hãy nhìn vào Báo cáo Tỉ lệ giữ chân người dùng trên App năm 2021 của Apptentive sau đây:

Tỉ lệ giữ chân người dùng trên App năm 2021

Có thể thấy, chỉ sau 3 tháng, hơn một nửa số người dùng quyết định gỡ bỏ ứng dụng. Cải thiện quy trình on-board của ứng dụng sẽ giải quyết những con số này. Với các app fintech, Churn Rate càng cao hơn. Vì vậy, hãy trình bày đầy đủ về cách hoạt động cũng như giá trị của app ngay từ bước on-board, từ đó xây dựng lòng tin nơi khách hàng. Các bước thu thập thông tin tài chính nhạy cảm khác sau đó cũng sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều.

Không nhiều developers dành thời gian để phát triển đúng cách quy trình on-board. Theo nghiên cứu của Wyzowl, hơn 90% người dùng cảm thấy các công ty có thể “làm tốt hơn” khi nói về on-board. Cho nên, quy tắc là app càng phức tạp, càng phải xây dựng quy trình on-board kỹ lưỡng. 

Những nhà phát triển app có thể tham khảo một vài hướng dẫn dưới đây để phát triển quá trình on-board hơn: 

Quá nhiều chức năng

Nhiều developer cho rằng, càng cày nát app với vô vàn tính năng, app càng hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá nhiều tính năng có thể giảm chất lượng trải nghiệm người dùng vì hai lý do sau:

  • Quá nhiều thứ sẽ làm loãng sự tập trung. Thay vì hoàn thiện một số tính năng cần thiết, developer lại tiêu hao tài nguyên với vô số tính năng bình thường khác. Đương nhiên, nếu tính năng cơ bản không được đầu tư cẩn thận, mất đi người dùng là hoàn toàn có thể. 
  • Quá nhiều tính năng sẽ tác động tiêu cực tới chất lượng trải nghiệm người dùng, như bên trên đã đề cập.

Nếu app quá “hầm bà lằng”, người dùng sẽ bị điều hướng qua nhiều tính năng không cần thiết trước khi đạt được mục tiêu. Từ đó, dung lượng file trên app sẽ bị quá tải, ảnh hưởng tới hiệu suất và tốc độ ứng dụng, gây nên khó chịu cho người dùng. 

Vậy làm thế nào để biết tính năng nào là cần thiết, và tính năng nào quá thừa thãi với các ứng dụng fintech? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu, và có thể giải quyết thông qua những nghiên cứu thị trường chính thống. 

Hãy luôn nhớ rằng, mọi người không thực sự quan tâm app là như thế nào. Khách hàng chỉ quan tâm rằng app sẽ giải quyết vấn đề của họ như thế nào. Vì vậy, nếu app chỉ cần một tính năng để thực hiện “sứ mệnh” này, đừng tự làm rối mình với những tính năng phụ khác. 

Giám sát về UX - Trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng UX tệ sẽ khó có thể đưa ứng dụng lên bước thành công mới, kể cả khi nền tảng cũng như tính năng của ứng dụng hay tới đâu. Nếu khách hàng thấy khó, hoặc thử thách, hay thậm chí “đe doạ”, rất có thể họ sẽ dừng bước. 
Nên nhớ, nhiều người luôn coi dịch vụ tài chính là một thứ gì đó rất phức tạp và khó lường. Vì vậy, để thành công, ứng dụng fintech sẽ phải dễ sử dụng. 

Luồng trải nghiệm ứng dụng qua các giao diện nên được chuyển tiếp thật logic và liền mạch. Thị trường ngách fintech cũng là nơi mà các dữ liệu tài chính phải xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ. 

Ngôn ngữ thiết kế đơn giản và giải thích được những ý niệm quan trọng sẽ giúp ứng dụng fintech tiếp cận được nhiều người hơn. Cùng lúc đó, quy trình UX cũng phải tích hợp một số chỗ “mắc” trước những quyết định quan trọng, để người dùng không thực hiện thao tác quá nhanh và làm sai những điều quan trọng đó.

Gần đây, siêu ứng dụng là một xu hướng mới khi phát triển app, đặc biệt khi nói tới ứng dụng của AI và machine learning. Super app, siêu ứng dụng lần đầu được nhắc tới bởi Founder của Blackberry, Mike Lazaridis, miêu tả như một “hệ sinh thái riêng gồm những ứng dụng được sử dụng hàng ngày qua hệ thống liền mạch, liên kết và hiệu quả về trải nghiệm”

Hãy nhìn vào Tikoff, một siêu ứng dụng của Nga, cung cấp đủ dịch vụ từ du lịch tới tài chính. 

 Tikoff, một siêu ứng dụng của Nga

Mới nhìn qua, Tikoff có vẻ đi ngược lại với quy luật “chỉ có tính năng quan trọng” khi phát triển app. Tuy nhiên, đây là ví dụ chứng minh được sức mạnh của một quy trình UX hoàn thiện mạnh mẽ. Ứng dụng này hoạt động hiệu quả vì nó dùng AI để thể hiện những tính năng cần thiết, tránh tình trạng bị “ngợp” cho người dùng. 

Nhìn chung, UX tốt không chỉ là UI mượt mà hãy tránh biệt ngữ cho dễ hiểu. Quan trọng hơn cả là phải truyền tải được những trải nghiệm ý nghĩa và liên quan tới người dùng. 

Các biện pháp bảo mật kém hiệu quả

Bảo mật tệ sẽ đặt dấu chấm hết cho bất kì ứng dụng fintech nào. Sau cùng, ứng dụng phải hoạt động với những đồng tiền mồ hôi xương máu cũng như những thông tin tài chính nhạy cảm của người dùng. Chỉ một thao tác hack đơn giản cũng sẽ đặt sự tồn tại của của ứng dụng trên bờ vực nguy hiểm. 

Thách thức lớn với bảo mật ứng dụng nghĩa là công ty phải đối phó với hiểm nguy hàng ngày, từ cả ngoại cảnh lẫn nội tại ứng dụng. 

Mảng tài chính vẫn luôn là miếng mồi ngon với hacker và tội phạm mạng. Tuy nhiên, vẫn có tới 98% ứng dụng fintech tồn tại các lỗ hổng bảo mật. 

Nhận thức được vấn đề bảo mật cũng không khó, làm sao để cải thiện là thử thách lớn hơn nhiều. Hãy dành nhiều sự chú ý tới cách ứng dụng kết nối với bên thứ 3 và APIs. Kết nối giữa các kênh trên có thể là kẽ hở để tội phạm mạng ăn cắp thông tin cũng như truy cập vào hệ thống. Suy cho cùng, bảo mật an ninh mạng luôn là một cuộc chiến không hồi kết. Sự tấn công sẽ xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn, thậm chí, nhiều dự đoán cho rằng những cuộc tấn công trên môi trường số như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới 10,5 nghìn tỉ đô cho doanh nghiệp (ước tính tới 2025).

Vì thế, hãy thường xuyên để mắt tới bảo mật cũng như thực hiện các biện pháp bảo mật để phòng tránh thất thoát sau này.

Không làm sạch dữ liệu đầy đủ

Làm sạch dữ liệu là việc sửa lỗi hoặc các vấn đề thiếu nhất quán trong một tệp dữ liệu cụ thể. Đây là bước quan trọng của rất nhiều app fintech cho phép truy cập dữ liệu từ nền tảng khác thông qua APIs, như một ngân hàng mở. 

Bất kỳ dữ liệu nào đi từ nguồn bên ngoài đều được mặc định là “bẩn”. Thông thường, các định dạng dữ liệu khác nhau sẽ khó có thể tương thích với ứng dụng, vì thế dễ dẫn tới vấn đề chất lượng, thông tin lỗi thời hoặc thiếu chính xác.

Vì vậy, sử dụng data “bẩn” có thể đem lại những kết quả thiếu chính xác. Tưởng tượng mà xem, nếu tài khoản ngân hàng của người dùng đọc dữ liệu là $10 000 thay vì $1000, do lỗi khi nhập dữ liệu. Nếu chẳng may người dùng rút nhầm $10 000 theo kết quả của app, sẽ dẫn tới một mớ hỗn độn về sau.

Do đó, cần phải làm sạch dữ liệu trước khi đem vào phân tích. Bên cạnh tiêu chuẩn hóa những thông tin đó, hãy đảm bảo mọi phần dữ liệu trong làm việc đều được xác thực, hoàn thiện và không có lỗi. Dù bằng cách nào, làm sạch dữ liệu luôn quan trọng với sự vận hành của nhiều app fintech. 

Không test app đúng

Không nghi ngờ gì nữa, nền tảng của một app chất lượng sẽ đến từ buổi thử nghiệm (App Testing). Nếu không thử app đúng cách, sẽ không xác định được lỗi và bugs, dẫn tới trải nghiệm người dùng tệ hại, từ đó, thất bại.

App fintech luôn cần được thử nghiệm đúng cách, xem xét kỹ về tài chính vì những quy định đặc thù của ngành. Tuy nhiên, đa phần developer sẽ không có đủ kiến thức ngành để làm điều này.

Để tránh những vấn đề này, tốt nhất là nên áp dụng mô hình kiểm tra liên tục và kỹ lưỡng, như vòng đời kiểm thử phần mềm - STLC. STLC sẽ hỗ trợ nắm bắt nhiều lỗi nhanh hơn, cho phép khởi chạy các app chất lượng đúng thời hạn.

Sẽ không bao giờ có một app hoàn thiện 100% không lỗi khi ra mắt. Nhưng nếu thực hành các buổi thử nghiệm liên tục, có thể đảm bảo rằng phía sản xuất sẽ luôn là người nắm bắt được nhiều lỗi quan trọng có thể dẫn tới thất bại sau này. 

Không giám sát app tích cực

Giám sát tích cực là quá trình theo dõi lỗi và dữ liệu sự cố từ người dùng trực tiếp của app. Những thông tin tức thì có thể giúp developer khắc phục các sự cố nghiêm trọng và tinh chỉnh UX tổng thể cho các phiên bản trong tương lai.

Thật không may, không có nhiều developer giám sát đủ app của mình. Do đó, họ mất nhiều thời gian để phát hiện và phản ứng với các lỗi trong ứng dụng. Khung thời gian này được gọi là chỉ số thời gian trung bình để giải quyết (Mean Time to Resolve - MTTR).

MTTR càng dài, lỗi càng tàn phá app hơn. Điều này cuối cùng dẫn đến việc người dùng từ bỏ ứng dụng hoàn toàn. Chìa khóa cho một MTTR ngắn hơn là xác định các vấn đề càng nhanh càng tốt, từ đó bắt đầu toàn bộ quá trình quản lý sự cố:

Giám sát app tích cực

Để tránh những sai lầm 

Nếu đây là lần đầu tiên phát triển một app fintech, rất có thể sẽ mắc một vài lỗi phổ biến trên. Như chúng tôi đã nói, ngay cả một lỗi nhỏ cũng có thể mang lại hậu quả khủng khiếp.

Vậy phải làm gì?

Lựa chọn tốt nhất là làm việc với một nhà phát triển app chuyên nghiệp như BEAU, với kinh nghiệm từ một vài app fintech thành công trong danh sách của mình. Bằng cách đó, developer có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm và kiến thức phong phú công ty để tránh những cạm bẫy phổ biến của ứng dụng fintech.

Đăng ký
nhận tin tức.