Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Lợi ích và cách áp dụng Concept Testing trong thiết kế

09 Th8, 2022 /
UX/UI
Hiểu hơn về Concept Testing trong thiết kế

Các thử nghiệm là một phần không thể thiếu trong việc tìm ra thiết kế hiệu quả nhất cho một doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Concept Testing và cách để nghiên cứu phản ứng khách hàng trước khi ra mắt hiệu quả.

Concept Testing là gì?

Hiểu hơn về Concept Testing trong thiết kế

Không dễ để đưa một sản phẩm lên kệ. Không nhà sản xuất nào muốn đưa một sản phẩm cẩu tha ra thị trường khi chưa được hoàn thiện. Vì vậy, Concept Testing ra đời. Với hình thức thử nghiệm này, thương hiệu có thể nắm được sản phẩm, chiến dịch hay sáng kiến của mình tốt đến đâu trước khi thực sự phát triển tiếp trên thị trường.

Các công ty thường xác nhận lại sản phẩm bằng cách kiểm tra sự phù hợp với thị trường sản phẩm, nhưng với những thứ mới chỉ là ý tưởng trong đầu, làm thế nào để kiểm tra?

Concept Testing là gì?

Thử nghiệm này đơn giản là một phương pháp nghiên cứu liên quan tới việc thu phản hồi từ khách hàng hoặc đối tượng mục tiêu để xác nhận lại một khái niệm trước khi đưa ra thị trường.

Ý tưởng thì có rất nhiều, vì thế, thử nghiệm ý tưởng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho các team, từ team Product, Research, Design tới Marketing. Cách thử nghiệm này mã hoá những ý tưởng tệ từ trước khi phát triển rộng hơn. Concept Testing đơn giản hay phức tạp, nhanh gọn hay rườm rà, phụ thuộc cả vào nhu cầu thử nghiệm của công ty.

Concept Testing trong thiết kế

Vì sao Concept Testing quan trọng?

Cách thử nghiệm này có thể dự báo về tương lai của sản phẩm ngay từ những bước đầu của quá trình phát triển. Thậm chí, dù team đang ở giai đoạn nào, từ quá trình kiểm tra sản phẩm mới, thiết kế lại chiến dịch marketing, tung ra logo nhận diện mới tới kích hoạt chương trình khách hàng thân thiết, hãy thử Concept Testing. Làm như vậy, nhà sản xuất sẽ thu thập được những thông tin chi tiết có giá trị về khách hàng và tránh được việc đầu tư vào những sản phẩm mà không ai sử dụng. 

Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta không phải là người dùng của sản phẩm. Với những xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi nhanh chóng, rủi ro đầu tư nguồn lực vào phát triển một kế hoạch lỗi thời khá tốn kém. Thay vào đó, để xây dựng một sản phẩm hoặc trải nghiệm thành công, hãy đảm bảo chúng phù hợp với khách hàng mục tiêu của công ty. 

Hãy nhìn vào ví dụ này về Concept Testing. Team Product đã brainstorm cùng nhau tới 8 tiếng để phát triển tổng thể những cải tiến sáng tạo hoặc sản phẩm mới. Kết quả, có quá nhiều lựa chọn, gây bối rối cho quyết định sau cùng.

Để tìm ra ý tưởng nào là tốt nhất, hãy thử hỏi khách hàng những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm có giải quyết được một vấn đề thực sự của bạn không?
  • Đã có sản phẩm nào trên thị trường đáp ứng được nhu cầu này chưa?
  • So với đối thủ cạnh tranh, liệu bạn có mua sản phẩm của tôi?
  • Sản phẩm này phù hợp với cuộc sống của bạn như thế nào?

Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp nhà sản xuất dễ dàng giữa các lựa chọn, và cuối cùng, giúp ích khi phát triển sản phẩm.

Concept Testing có thể hơi dài dòng khi bắt đầu, nhưng nhìn chung, nhà sản xuất sẽ tiết kiếm thời gian và tiền bạc thay vì gặp sai lầm và làm lại về sau.

Lợi ích của Concept Testing

Đọc tới đây, có thể dễ dàng nhận ra những lợi ích của Concept Testing, nhưng nếu không ghi chú lại, ta có thể bỏ quên lúc thực hiện. Không có gì sai và thừa thãi khi thực hiện Concept Testing. Chúng ta cần phải xác thực những ý tưởng và suy nghĩ của mình, vì những lợi ích sau đây của Concept Testing:

Tăng sự tự tin về việc làm đúng tại thời điểm đúng

Có nhiều lí do dẫn tới sự thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu, nhưng lý do rõ ràng nhất luôn là về tính năng. Nếu tính năng của sản phẩm chưa được kiểm chứng, rất có thể sẽ không đạt được nhu cầu của khách hàng. Một sản phẩm không tốt hoặc sai sẽ ảnh hưởng tới lòng trung thành, mức độ tương tác và tỉ lệ giữ chân khách hàng.

Chạy thử Concept Testing nhanh gọn với khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp xác định liệu ý tưởng của mình có giải quyết được vấn đề đúng “sứ mệnh” của mình không, hay có thân thiện với người dùng hay không. Ngoài ra, nếu thử nghiệm nhiều lần, sẽ tránh tốn thời gian tiền bạc nếu ý tưởng thất bại và phải làm lại.

Chiếm được lòng tin của những nhà đầu tư

Concept Testing tiết lộ những thông tin chi tiết về khách hàng, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định nhanh và thông minh hơn. Thử nghiệm đúng cách, nhà sản xuất vừa có cơ sở để kiểm tra linh cảm của mình, chứng minh hay bác bỏ, vừa cho phép những nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể và gây thiện cảm nơi họ.

Nhìn lại những tính năng và cải tiến mới

Sẽ không ai muốn thừa nhận điều này, nhưng rất có thể, bạn đang thiết kế thứ gì đó mà khách hàng hoặc đối tượng mục tiêu không thích. Concept Testing sẽ giúp bạn tập trung vào những vấn đề bạn đang giải quyết, rồi từ đó tìm kiếm giải pháp tốt nhất có thể. Thông qua Concept Testing và thu thập phản hồi, có thể nhà sản xuất sẽ bắt gặp một tính năng hoặc cải tiến giá trị với khách hàng mà chưa từng nghĩ tới. 

Tiến hành Concept Testing như thế nào?

Concept Testing có thể liên quan đến nhiều phương pháp khác nhau, vì vậy hãy chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.

Concept Testing định lượng

Concept Testing trong thiết kế

Theo truyền thống, Concept Testing được thực hiện dưới dạng khảo sát, vì đây là một cách hiệu quả để nhận được phản hồi từ đối tượng mục tiêu số lượng lớn. 

Các cuộc khảo sát dễ lập và chia sẻ, vì thế đây là lựa chọn hợp lý đầu tiên cho bất kì ai muốn đánh giá một ý tưởng. Dữ liệu định lượng cung cấp những thông tin như, có bao nhiêu người đồng ý với ý tưởng này, hay hài lòng ở mức bao nhiêu trên thang điểm… Những số liệu này đều hữu ích để nhà sản xuất xác định xem mình có đi đúng hướng không.

Tuy nhiên, những con số cũng chỉ cho biết một phần câu chuyện. Nhà sản xuất chỉ có thể biết mình có thể hoặc không đi đúng hướng, chưa chắc đã hiểu lí do tại sao. Nếu không có lời giải thích đằng sau dữ liệu, việc phát triển Concept Testing có thể so với việc làm việc trong bóng tối. Thêm vào đó, thật khó để sáng tạo lại thứ gì gây tiếng vang nếu không hiểu lý do vì sao tiếng vang ấy ngân lên.

Concept Testing định tính

Concept Testing trong thiết kế

Concept Testing định tính mở ra cánh cửa để đem lại màu sắc cho dữ liệu định lượng bên trên. Nhiều Concept Testing ngày này bị hạn chế, tuy có thể sử dụng những phần mềm kiểm tra khả năng sử dụng để kiểm tra các ý tưởng, dù là hình ảnh, bản sao, trải nghiệm trực tiếp hay những sản phẩm vật lý khác.

Bằng cách này, Concept Testing cho phép quan sát và lắng nghe khách hàng mục tiêu khi đưa ra quan điểm cho ý tưởng. 

Cách sử dụng Concept Testing 

Team Product có vẻ khá quen thuộc với Concept Testing, vậy các team khác có thể vận dụng Concept Testing theo khuôn khổ hay logic nào?

Concept Testing dành cho Designer

Một trong những công cụ quan trọng nhất của designer là “hòm thư” feedback. Nguồn feedback từ đồng nghiệp là phổ biến, nhưng thiết kế cũng nên được kiểm tra với người dùng, khách hàng cũng như những đối tượng mục tiêu khác thường xuyên. Kết hợp feedback của khách hàng trong suốt quá trình thiết kế sẽ đảm bảo sản phẩm luôn theo kịp các xu hướng đang thay đổi. Nhận phản hồi thường xuyên cho phép designer nhìn lại thiết kế của mình từ góc độ khác để xác nhận những gì đang làm là đúng hoặc chuyển hướng tập trung vào những mặt nổi trội hơn. 

Concept Testing dành cho Marketer

Hầu hết Marketer sẽ thừa nhận rằng không thường xuyên nhận được phản hồi từ đối tượng mục tiêu. Theo truyền thống, Concept Testing là rất tốn kém, vì thế nhiều Marketer chọn xoay sở với những gì sẵn có. Ngoài ra, cách thử nghiệm này còn được sử dụng để đo lường hiệu suất của chiến dịch sau khi được khởi chạy.

Concept Testing sẽ là công cụ giúp Marketer thay đổi cuộc chơi, cho phép họ nhanh chóng xác nhận ý tưởng Marketing trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng chiến dịch Marketing.

Concept Testing cho Product Manager

Product Manager là những người thoải mái nhất với Concept Testing, nhưng điều này không có nghĩa là không có cơ hội phát triển. Để cho ra kết quả tốt nhất, hãy kiểm tra sớm và thường xuyên bằng cách kết hợp nhiều round feedback trong quy trình.

Concept Testing cho đội HR - Nhân sự

Cải thiện trải nghiệm của nhân viên có thể mang lại kết quả lớn cho công ty. Họ biết nếu nhân viên liên kết với công ty, khách hàng sẽ cảm nhận điều tương tự. Từ việc tối ưu hoá đăng kí đầu vào để tăng cường hoà nhập, đa dạng và công bằng, Concept Testing có thể giúp những nhóm nhân sự gắn kết nhân viên tốt hơn.

Kết

Hành vi, tình cảm và kỳ vọng của người tiêu dùng phát triển nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp hiểu khách hàng, đáp ứng được nhu cầu và đem lại trải nghiệm quý giá, khoảng cách giữa nhà sản xuất và khách hàng sẽ rút gọn lại. 

Một kinh nghiệm nữa cho mọi nhà sản xuất, dù họ đang sáng tạo sản phẩm vật lý hay trải nghiệm digital, sẽ có thể đáp ứng hoặc thậm chí vượt lên trên hẳn mong đời của khách hàng nếu xem xét phản hồi người dùng trong suốt quá trình phát triển, từ bước Concept Testing đến bước Phân phối.

Đăng ký
nhận tin tức.