Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Báo cáo UX Audit là gì? Các ví dụ & công cụ để tối ưu trải nghiệm sản phẩm và website

01 Th6, 2023 /
UX/UI
Báo cáo UX Audit là gì? Các ví dụ & công cụ để tối ưu trải nghiệm sản phẩm và website

Bạn có biết chúng ta sợ gì nhất không? Sự vô định. Một lẽ tự nhiên, ta tìm kiếm quy luật, hướng dẫn, biểu mẫu để định hướng và giúp thêm tự tin rằng mình đang đi đúng hướng.

Đó là lí do ta thích đọc các câu chuyện: Học từ sự thành công của người khác thì dễ hơn nhiều là tự mò mẫm trên một con đường trong bóng đêm.

Và báo cáo UX Audit cũng như vậy, có thể trở thành ngọn đuốc khai đường cho việc phát triển sản phẩm hoặc website. Sử dụng đúng và bạn có thể hình dung rõ các phân tích về người dùng cũng như nhu cầu của họ.

Trong bài này, hãy cùng xem cách để thực hiện đánh giá và báo cáo UX Audit, và đương nhiên, bạn sẽ có vài câu chuyện ví dụ để học theo nữa. 

Các lý do để thực hiện UX Audit

Một nghiên cứu của Forrester vào 2016 cho rằng mỗi 1$ đầu tư vào UX có thể mang lại 100$ doanh thu. Nghe khá ổn đúng không? Nhưng vẫn còn vài lý do tốt hơn như:

Xác định chính xác vấn đề

Sử dụng UX Audit có thể giúp phát hiện các vấn đề về khả năng sử dụng trong một sản phẩm, chẳng hạn như điều hướng khó hiểu, kiến ​​trúc thông tin yếu hoặc giao diện phức tạp. Bằng cách xác định những vấn đề này, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước để cải thiện phần mềm để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng tốt hơn.

Cải thiện Tỷ lệ chấp nhận của người dùng - User adoption

UX Audit có thể giúp xác định các điểm thuộc luồng sử dụng gây nhầm lẫn, thiếu rõ ràng hoặc không cần thiết, chẳng hạn như các biểu mẫu phức tạp, tùy chọn thanh toán không rõ ràng, hoặc những phần gây mất hứng thú với sản phẩm. Bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm, người dùng có nhiều khả năng hoàn thành các hành động mong muốn hơn, chẳng hạn như đăng ký hoặc mua sản phẩm.

Tăng khả năng giữ chân khách hàng

Trải nghiệm người dùng tốt rất quan trọng để giữ chân khách hàng trong thị trường ngày ngay. Bằng cách cải thiện khả năng sử dụng của sản phẩm, người dùng dễ dàng hoàn thành các tác vụ một cách liền mạch hơn, điều này làm tăng sự hài lòng và khiến họ sử dụng sản phẩm lâu hơn.

Giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn

Trong thị trường năng động ngày nay, điều quan trọng là luôn vượt qua được đối thủ. Tiến hành kiểm tra UX Audit một cách thường xuyên có thể giúp xác định các lĩnh vực mà sản phẩm hoặc website đang bị tụt lại phía sau, và cho phép các doanh nghiệp thực hiện các cải tiến và luôn dẫn đầu.

Nhìn chung, UI/UX Audit là một công cụ thiết yếu để các doanh nghiệp SaaS đánh giá trải nghiệm người dùng đối với sản phẩm, xác định các lĩnh vực cần cải thiện, và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng và thành công. Tuy nhiên, tất cả những lợi ích nêu trên không có nghĩa là bạn có thể dùng UX Audit cho mọi tình huống và mọi công ty.

Đọc thêm: 9 nguyên tắc phải biết khi nghiên cứu thiết kế (Design Research)

Những lúc cần thực hiện báo cáo UX Audit

Dưới đây là 4 tình huống phổ biến mà công ty bạn có thể cần thực hiện UX Audit

  • Ra mắt một sản phẩm hoặc tính năng mới: Phân tích và phát hiện các vấn đề về khả năng sử dụng sẽ giúp hạn chế lỗi trước khi phát hành, và giảm chi phí cải thiện trải nghiệm người dùng. UX Audit cũng giúp đảm bảo rằng tính năng mới mà bạn sắp thêm phù hợp với thiết kế của sản phẩm hiện tại và sẽ không gây ra sự bối rối nào.
  • Xem xét phản hồi từ khách hàng: Ví dụ: nếu khách hàng phàn nàn rằng một tính năng cụ thể khó sử dụng, UX Audit có thể giúp xác định các điểm khó khăn cụ thể và đề xuất các thay đổi đối với thiết kế có thể làm cho tính năng đó trực quan và thân thiện hơn với người dùng.
  • Xác định cơ hội phát triển: Bằng cách phân tích dữ liệu người dùng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và xác định các điểm gây khó khăn. Loại bỏ những điểm này sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng dẫn đến tăng sự hài lòng và thêm cơ hội phát triển.
  • Tái thiết kế ứng dụng: Đánh giá sản phẩm có thể giúp xác định các điểm khó khăn tiềm ẩn và các vấn đề về khả năng sử dụng với thiết kế hiện có. Điều này sẽ dẫn đến một quá trình thiết kế lại tốt hơn để giải quyết các vấn đề.

Bước tiếp theo, hãy xem những gì kết quả có thể đạt được từ UX Audit. 

Các bước để thực hiện UX Audit trên sản phẩm hoặc website

Kiểm tra trải nghiệm người dùng có thể bao gồm nhiều kỹ thuật và cách tiếp cận tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của bạn, đó là lý do một báo cáo có thể có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ ra ba thành phần thiết yếu mà hầu hết mọi báo cáo UX Audit  sẽ cần có.

Bước 1: Đánh giá tổng quan trải nghiệm UX hiện tại

Phần này của UX Audit thường cung cấp bản tóm tắt các phát hiện và quan sát chính được thu thập trong quá trình kiểm tra, làm nổi bật cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của trải nghiệm người dùng. Bạn có thể cung cấp thông tin về người dùng, nhu cầu và mục tiêu của họ cũng như mức độ đáp ứng những nhu cầu đó của sản phẩm.

Ví dụ: khi tiến hành thực hiện thiết kế UX cho MB Bank, chúng tôi đã phân tích luồng người dùng của website, ghi chú các khu vực có vấn đề trực tiếp trên ảnh chụp màn hình của phần mềm để có được danh sách các vấn đề về UX.

Có nhiều phương pháp khác mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như đưa ra chân dung người dùng dựa trên nghiên cứu và dữ liệu, hoặc làm bản tóm tắt hành trình của người dùng để phác thảo các bước sử dụng nhằm đạt được mục tiêu của họ trong khi sử dụng sản phẩm.

Bước 2: Phân tích chi tiết về giao diện người dùng

Một yếu tố thiết yếu khác của báo cáo UX Audit là phân tích giao diện người dùng, bao gồm đánh giá toàn diện về các yếu tố thiết kế, chẳng hạn như bố cục, kiểu chữ, cách phối màu và hình ảnh. Báo cáo sẽ cho biết liệu thiết kế có nhất quán, trực quan, và hấp dẫn người dùng hay không. Nó cũng có thể bao gồm đánh giá về khả năng sử dụng của giao diện, chẳng hạn như điều hướng và sự rõ ràng của hệ thống phân cấp thông tin.

Trong báo cáo, phân tích giao diện người dùng có thể được trình bày với sự trợ giúp của bản đồ nhiệt cho biết vị trí người dùng click và cách họ thường tương tác với giao diện. Từ đó bạn có thể  đánh giá hiệu năng của giao diện với các tiêu chuẩn về khả năng truy cập, cách người dùng điều hướng qua giao diện, và xác định các khu vực dễ gây nhầm lẫn.

Output của bước này có thể là một danh sách các đề xuất để cải thiện ứng dụng hoặc website, bao gồm các thay đổi đối với giao diện, tính năng mới, hoặc làm mới hoàn toàn với trải nghiệm người dùng tổng thể.

Đọc thêm: Nghiên cứu người dùng - User Research có đang được đánh giá quá cao?

Bước 3: Đưa ra báo cáo audit với các đề xuất

Các đề xuất trên lúc này cần được xếp hạng ưu tiên dựa trên tác động và tính khả thi, đồng thời giúp định hướng cho các nhóm thiết kế và phát triển.

Để làm cho danh sách dễ diễn giải, người làm báo cáo cần cấu trúc các mục một cách hợp lý, thêm hình ảnh minh họa cho từng vấn đề, và giữ cho mọi đề xuất ngắn gọn nhưng rõ ràng.

Tại Beau Agency, chúng tôi liệt kê các khu vực có vấn đề và giải pháp cho chúng. Chúng tôi cẩn thận gán nhãn cho từng vấn đề một cách ngắn gọn để khách hàng có thể dễ nắm bắt. Và mỗi đề xuất cho một vấn đề đều được trình bày ngắn gọn như một giải pháp khả thi kèm theo ảnh chụp màn hình để minh họa cho ý tưởng của chúng tôi. 

Đọc thêm: Đừng để nghiên cứu UX - UX Research trở thành vật cản

Các công cụ để thực hiện UX Audit

Giao diện báo cáo UX Audit phụ thuộc nhiều vào các phương pháp nghiên cứu cho từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số công cụ giúp việc bắt đầu audit của bạn trở thành một nhiệm vụ dễ dàng hơn.

  • Hotjar cung cấp bản đồ nhiệt tương tác hiển thị cách người dùng click, cuộn và di chuyển trên trang web. Điều này giúp xác định các khu vực mà người dùng có thể gặp khó khăn hoặc gặp sự cố với điều hướng. Ngoài bản đồ nhiệt, Hotjar còn cung cấp quay video, tạo khảo sát, và theo dõi phản hồi thời gian thực để cung cấp thêm thông tin chi tiết về hành vi và sở thích của người dùng.
  • Google Analytics. Khi tiến hành UX Audit, điều quan trọng là xác định các khu vực có vấn đề tiềm ẩn để nâng cao trải nghiệm người dùng tổng thể. Về vấn đề này, Google Analytics vẫn là một công cụ thiết yếu, cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của người dùng như thời gian trên trang, lượt truy cập trang, hoặc rời trang.
  • Mixpanel tập trung vào các hành động mà người dùng thực hiện trên một trang web hoặc ứng dụng, cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của người dùng. Công cụ giúp trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu người dùng đã click vào một nút nhất định hoặc đã sử dụng một tính năng nhất định.
  • Kissmetrics cung cấp các báo cáo phân tích và hành vi khách hàng mạnh mẽ. Nó cho phép tìm ra những tính năng mà khách hàng sử dụng nhiều nhất, xác định các trang được xem nhiều nhất và khám phá những điểm yếu trong luồng.
  • UXCam là một công cụ giúp trực quan hóa hành vi của người dùng trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nó giúp các nhà thiết kế UX xác định các vấn đề về khả năng sử dụng bằng cách cung cấp video, bản đồ nhiệt, và phân tích chi tiết.

Tối ưu trải nghiệm sản phẩm và website

Mặc dù UX Audit không phải là một giải pháp hoàn chỉnh, nhưng đây là một bước quan trọng để hiểu mối quan hệ giữa sản phẩm của bạn và người dùng. Từ đó, bạn có thể xác định các vấn đề hoặc cơ hội cải tiến để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Một quy trình UX Audit hiệu quả chính là nền tảng cho một sản phẩm hoặc website thành công. Tại Beau Agency, chúng tôi luôn thực hiện UX Audit rát nghiêm túc với suy nghĩ như vậy. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi.
 

Đăng ký
nhận tin tức.