Mở rộng tư duy thiết kế với Futures Thinking
Tuy nhiên, nếu không tính tới việc khách hàng và xã hội đang thay đổi mỗi ngày, sản phẩm của chúng ta có thể bị lỗi thời, bị thay thế bất cứ lúc nào. Đó chính là nhược điểm của Design Thinking (Tư duy thiết kế), và đó cũng chính là lý do chúng ta cần một phương pháp khác, cải tiến hơn, là Futures Thinking (tư duy tương lai).
Chúng ta dành thời gian để hiểu khách hàng, tìm hiểu insight, tạo và thử nghiệm những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của họ, xây dựng mô hình kinh doanh, thương hiệu để tung sản phẩm ra thị trường. Nó là một quy trình hoàn toàn hợp lý để làm kinh doanh, giải quyết vấn đề cho khách hàng.
Tuy nhiên, nếu không tính tới việc khách hàng và xã hội đang thay đổi mỗi ngày, sản phẩm của chúng ta có thể bị lỗi thời, bị thay thế bất cứ lúc nào. Đó chính là nhược điểm của Design Thinking (Tư duy thiết kế), và đó cũng chính là lý do chúng ta cần một phương pháp khác, cải tiến hơn, là Futures Thinking (tư duy tương lai).
Nhưng đừng hiểu nhầm rằng đó là một phương pháp này cố gắng dự đoán tương lai. Tương lai vốn không thể định trước. Thay vào đó, nó xây dựng những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, thứ chúng ta thường gọi là dự báo. Giống như dự báo thời tiết, nó giúp chúng ta chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra, tận dụng cơ hội và tăng khả năng kiểm soát.
So sánh tư duy thiết kế và Futures Thinking
Sự kết hợp giữa tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ:
Cùng là sự kết hợp và biến đổi giữa tư duy phân kỳ và tư duy hội tụ, tuy nhiên, tư duy thiết kế sẽ đi từ phân kỳ về hội tụ còn Futures Thinking đi từ hội tụ tới phân kỳ.
- Tư duy thiết kế cố gắng đưa ra một khái niệm cụ thể, có thể được thử nghiệm và hoàn thiện.
- Fututes Thinking đưa ra một loạt các kịch bản, minh họa cho nhiều tương lai có thể xảy ra và không cần xác định một tương lai chính xác.
Với Futures Thinking, chúng ta có thể chọn ra một kịch bản và tiến hành thiết kế giải pháp cho nó. Tức, điểm kết thúc của Futures Thinking là điểm bắt đầu của tư duy thiết kế, thứ khiến cho hai phương pháp tư duy này có thể được kết hợp với nhau.
Mục tiêu khác nhau nên cho kết quả khác nhau
- Tư duy thiết kế truyền cảm hứng sáng tạo, nhằm mang tới những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho hiện tại. Nó được nuôi dưỡng bằng sự tự tin và lạc quan vào sản phẩm và kết quả sẽ đem lại.
=> Những gì designer cần biết về nghiên cứu thiết kế
- Futures Thinking thì truyền cảm hứng về tư duy, khuyến khích nhìn xa hơn để thấy được cả cơ hội lẫn rủi ro. Nó nhằm đưa ra dự báo và giúp kế hoạch tương lai trở nên linh hoạt hơn. Về cơ bản tư duy này bao hàm sự không chắc chắn, được nuôi dưỡng từ tính khiêm tốn và thực tế.
Timeline
- Tư duy thiết kế nhắm tới việc tạo ra giải pháp cho hiện tại hoặc tương lai ngắn hạn. Do đó, giai đoạn truyền cảm hứng tập trung vào sự việc đã và đang xảy ra (một vài năm trở lại đây).
Xem thêm: 9 nguyên tắc phải biết khi nghiên cứu thiết kế (Design Research)
- Futures Thinking nhắm tới việc lường trước tương lai trong 10-15 năm tới. Do đó, nó đòi hỏi chúng ta nhìn vào 10-15 năm trước để hiểu quá khứ, từ đó nhìn ra mạch biến động và đưa ra dự báo cho tương lai.
Mô hình
- Tư duy thiết kế có tính tức thời, tập trung vào nhu cầu và công nghệ hiện tại, đồng thời đáp ứng mục tiêu kinh doanh ngắn hạn.
- Futures Thinking đòi hỏi một tầm nhìn rộng hơn, tức không chỉ nhìn vào nhu cầu hay công nghệ mà còn là cả bối cảnh xã hội, để có thể xác định những xu hướng có thể xảy ra trong những năm tới.
Đem tới cảm hứng
- Tư duy thiết kế xem xét và nắm các xu hướng và nhu cầu đang lên, từ đó truyền cảm hứng về những cơ hội tiềm năng.
- Futures Thinking truyền cảm hứng bằng việc nhìn thấy những tín hiệu về những xu hướng có thể thống trị tương lai trong 10-15 năm tới.
Con người và trải nghiệm
- Tư duy thiết kế giúp cung cấp giải pháp cho cho khách hàng, cho khách hàng được trải nghiệm và phản hồi về sản phẩm.
- Futures Thinking cung cấp tầm nhìn, bối cảnh về tương lai, giúp tương lai trở nên hữu hình hơn khi đứng trước các nhà đầu tư hay đối tác.
Xem thêm: Giá trị thương hiệu: Khi thành công thiết kế cần mang tính “người”
Qua so sánh, dù cả Futures Thinking có vẻ toàn năng hơn, nhưng về bản chất, mỗi phương pháp lại có những giá trị riêng. Như Daniel Egger đã nói “Hiện tại tạo ra giá trị để tương lai có thể tồn tại…và tương lai cho chúng ta tầm nhìn về chiến lược và cơ hội tiềm năng”. Vậy nên chúng ta cần có cả hai để có thể tối ưu thành công và tìm ra điểm liên kết giữa hiện tại và tương lai.
Xem thêm: Xu Hướng Thiết Kế Website 2018 - 2020
Kết hợp Design Thinking với Futures Thinking
Thay vì chỉ chạy theo những xu hướng, nhu cầu hiện tại, việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp chúng ta thiết kế ra những mô hình, sản phẩm phù hợp hơn với tương lai. Từ đó, chúng sẽ có thể có tuổi thọ lớn hơn, mối quan hệ của chúng ta với khách hàng sẽ dài hơn. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Nhìn về quá khứ để thấu tương lai
Trong tư duy thiết kế, chúng ta tập trung vào câu chuyện của người dùng, bản chất chúng là những sự kiện đã xảy ra, những dữ liệu về quá khứ. Khi kết hợp với Futures Thinking, những dữ liệu này sẽ được mở rộng và tìm ra quỹ đạo thay đổi. Nó cho chúng ta hiểu sâu hơn về khách hàng, bằng cách quan sát những thay đổi về hành vi của họ. Đồng thời, cho chúng ta những dự đoán những hành vi sẽ thay đổi trong tương lai.
Chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi như:
- Những xu hướng quan trọng nhất trong ngành?
- Xu hướng nào đang có ảnh hướng lớn tới khách hàng của chúng ta?
- Những xu hướng này đã thay đổi hành vi/sở thích của họ như thế nào?
- Đâu là động lực đằng sau những thay đổi ấy?
- Từ những yếu tố ấy, thứ gì có thể xảy ra tiếp trong tương lai.
Xem thêm: Nghiên cứu người dùng: Không gì hiệu quả hơn đặt đúng câu hỏi
Thu thập và phân cụm tín hiệu
Với tư duy thiết kế, chúng ta theo dõi khách hàng để có insight và cảm hứng. Khi áp dụng thêm Futures Thinking, chúng ta sẽ xem xét những phạm vi khác, tìm ra những tín hiệu và cơ hội tiềm năng mới.
Chúng ta có thể đặt ra nhưng câu hỏi như:
- Thứ gì sáng tạo, thú vị và mới mẻ nhất đang xảy ra?
- Điêu gì đã thúc đẩy nó được tạo ra?
- Tại sao nó thú vị và nó sẽ ảnh hưởng gì tới tương lai?
Dự báo xu hướng
Tư duy thiết kế tập trung vào những xu hướng mới, có khả năng thống trị trong tương lai ngắn. Và Futures Thinking sẽ cho chúng ta một cấu trúc, kết nối xu hướng hiện tại với bối cảnh xung quanh. Đồng thời, giúp nhìn ra những tín hiệu để dự đoán xu hướng sẽ thống trị, cũng như xu hướng sẽ bị lỗi thời.
=> Nghiên cứu hành vi người dùng bằng phương pháp 5 Tại sao
Chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi như:
- Những đổi mới, cải tiến nào có thể xảy ra?
- Khi nào chúng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo?
- Nó cần những điều kiện nào để có thể xảy ra?
- Quá trình ấy sẽ như thế nào?
- Xu hướng nào sẽ vẫn tồn tại, xu hướng nào sẽ biến mất?
Khám phá những bất ngờ
Với tư duy thiết kế, chúng ta quan sát, tìm hiểu insight, ý tưởng trong suốt quá trình làm việc. Khi kết hợp với Futures Thinking chúng sẽ được mở rộng, đa dạng hóa những nghiên cứu và khám phá cơ hội mới.
Nó đòi hỏi chúng ta liệt kê ra nhiều tín hiệu (ít nhất 50-100) về sự thay đổi đang có trong thế giới. Đó có thể là tin tức thời sự, những start-up mới nổi hoặc bất cứ thứ gì cụ thể khác có thể tác động tới tương lai. Từ đó chúng sẽ cho chúng ta nhìn thấy những giao điểm của 2-3 tín hiệu.
Và nó sẽ cho chúng ta những câu hỏi:
- Thông tin gì thú vị nhất?
- Những nhu cầu nào có thể có giữa những giao điểm?
- Nhu cầu nào quan trọng nhất?
- Những sản phẩm, dịch vụ nào sẽ đáp ứng nhu cầu ấy?
Kết
Futures Thinking có thể sẽ mơ hồ đối với một số người, tuy nhiên, đó cũng chính là cảm giác của chúng ta khi chúng ta mới tiếp cận với tư duy thiết kế. Việc ứng dụng Futures Thinking sẽ giúp chúng ta đối mặt với tương lai bất định, giảm thiểu những điều không lường trước. Và là phương pháp tư duy sẽ giúp tối ưu quá trình thiết kế sản phẩm, thiết kế thương hiệu hay đưa ra tầm nhìn lớn cho doanh nghiệp.