Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Nghiên cứu kiểu DIY: Tự mình thu thập feedback UX

03 Th10, 2022 /
UX/UI
Nghiên cứu kiểu DIY: Tự mình thu thập feedback UX

Ngày nay, cách tốt nhất là tự làm nghiên cứu. Hãy học cách để tự thu thập feedback từ khách hàng và người dùng một cách dễ dàng qua bài viết này.

Nghiên cứu DIY đã giúp kết nối với khách hàng cũng như đối tượng mục tiêu dễ như trở bàn tay. Ngày nay, cách tốt nhất là tự làm nghiên cứu. Từ thiết kế đám cưới hay lắp đặt hố tên lửa ở sân sau, không có gì mà những hướng dẫn trên Youtube không thể giúp được. Về cơ bản, nghiên cứu là một quá trình phức tạp, tốn kém cần nhiều công sức, và với một số dự án có mức đầu tư lớn, công việc nghiên cứu có thể ngốn một khoản khổng lồ, dẫn tới phá sản.

Tuy nhiên, nhờ có Internet, ngân sách dành cho đầu tư càng giảm, thời gian quay vòng cũng ngắn đi. Vì thế, những nhà nghiên cứu, designer, marketer hay product manager đều nhận thức được trách nhiệm để giải quyết những vấn đề nhỏ một cách độc lập. Với những giải pháp có sẵn, nhiều team có thể tập trung vào những gì quan trọng nhất - Human Insight. 

Bất kể là một nhóm ít người hay là cá nhân đang tìm kiếm cách tự động hoá quy trình trên quy mô lớn, việc tự mình thu thập feedback từ khách hàng và người dùng chưa bao giờ dễ đến thế.

nghien-cuu-diy-thu-thap-feedback-ux

Tiếp cận phương pháp nghiên cứu DIY

Nhìn chung, kiểu nghiên cứu này hướng tới cách thiết kế đặt người dùng cuối làm trung tâm, dù đó là ai. Vì vậy, dù đó là khách hàng tiềm năng, khách hàng hay nhân viên, hãy đảm bảo mình đang làm việc với người dùng cuối - end-user. 

Dưới đây là một số cách để bắt đầu tự mình nghiên cứu - nghiên cứu DIY:

Thiết lập mục tiêu

Trước khi bắt đầu bất kì khảo sát nào, luôn cần có một kế hoạch. Có lỗ hổng nào về kiến thức mà team nghiên cứu cần biết không? Kết quả nghiên cứu cần trả lời cho những câu hỏi nào? Việc nghiên cứu sẽ đạt hiệu quả cao nếu nhóm gồm những người có thể lên khung câu hỏi dạng What, Why, Who, When, Where và How. Sau đó, hãy thu thập các ý tưởng và bắt đầu tạo bảng câu hỏi cho nghiên cứu.

Kiểm tra chéo những giả định

Khi đã biết rằng mình muốn nghiên cứu với những câu hỏi như thế nào, hãy tự trả lời chúng. Điều này cung cấp bối cảnh chính cho những câu trả lời thực tế sau này và loại bỏ thành kiến (nếu có). Ví dụ, có mong đợi cụ thể nào cho quá trình nghiên cứu không? Sẽ phải thay đổi thiết kế nào dựa trên những phỏng đoán đó?

Lựa chọn phương pháp tự nghiên cứu phù hợp

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu cho UX. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng dễ tự thực hiện. Những phương pháp khác nhau sẽ phục vụ cho những mục đích khác nhau. Hãy đảm bảo thực hiện tốt nghiên cứu của mình và quyết định phương pháp nào là tốt nhất với giả thuyết đang thử nghiệm, với tiến trình quay vòng của công ty cũng như ngân sách. 

Tiến hành nghiên cứu DIY và tổng hợp kết quả

Khi đã chọn được phương pháp nghiên cứu của mình, đã đến lúc thu thập phản hồi và thu thập dữ liệu. 

Nghiên cứu kết thúc, hãy trả lời lại những câu hỏi nghiên cứu cũng như chứng minh hay bác bỏ những giả thuyết đã được đặt ra ban đầu. Phần quan trọng nhất của quá trình này là tìm hiểu thông tin chi tiết - phần này nên tự mình thực hiện, đừng phụ thuộc vào sự tự động hoá.

Sẽ luôn có “nghệ thuật” để có được thông tin chi tiết. Theo Lauren Serota, phó Giám đốc Sáng tạo tại Frog “Tổng hợp lại nghĩa là cố tìm ra ý nghĩa trong dữ liệu thu thập được. Điều gì ẩn chứa đằng sau dữ liệu luôn quan trọng hơn thực sự dữ liệu là gì.”

Chìa khoá để tổng hợp dữ liệu là đảm bảo rằng thông tin chi tiết thật ngắn gọn, dễ thực hiện và có thể áp dụng với công ty nói chung. Cuối cùng, hãy liên tục tối ưu hoá trải nghiệm người dùng và tận dụng feedback của khách hàng.

nghien-cuu-diy-thu-thap-feedback-ux

Những phương pháp tự nghiên cứu - DIY Research cần biết

Khảo sát

Khảo sát là một cách tiết kiệm và dễ dàng để thu thập thông tin. Đây là những cách đặc biệt hữu dụng để tự làm nghiên cứu nếu phải làm việc với một nhóm người dùng lớn, đa dạng và muốn ẩn danh.  

Hãy hạn chế những kiểu khảo sát mà nhà nghiên cứu không thể tương tác với người trả lời, vì khung câu hỏi của sẽ phải sát với mức hoàn hảo nhất có thể.

Kiểm tra khả năng sử dụng

Một giải pháp thay thế thân thiện hơn những cuộc phỏng vấn in-lab là kiểm tra khả năng sử dụng từ xa. Đây là điển hình bao gồm những nền tảng khai thác insight để ghi lại cách người dùng tương tác với website, app hay những trải nghiệm trực tiếp khác. Điều này đặc biệt quan trọng nếu muốn cải thiện thiết kế hiện có hay khám phá ra những lỗ hổng kiến thức không lường trước. 

Một cách thử nghiệm nữa phù hợp với nghiên cứu tự làm DIY Research là “thử nghiệm du kích”. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách hỏi bất kì một người dùng trên đường để trải nghiệm thao tác cơ bản. Đây là một cách bắt đầu nghiên cứu tự làm DIY với những khảo sát có cơ sở người dùng lớn, và cùng với đó, việc quản lý quy mô lớn sẽ khó hơn.

Phỏng vấn

Về mặt kết nối với khách hàng hoặc người dùng, không gì tốt hơn phỏng vấn người thực. Phỏng vấn là một phương pháp hoàn hảo để nghiên cứu DIY. Tuy nhiên, các phương pháp phỏng vấn truyền thống luôn rất phức tạp và có thể hạn chế đối tượng tiềm năng. 

Lợi ích của việc thực hiện nghiên cứu DIY

Người duy nhất hiểu doanh nghiệp hơn chính họ, đặc biệt là hiểu về UX, chính là người dùng. Thông thường, nghiên cứu khá tốn kém, lạm chi phí của khá nhiều công ty. Tuy nhiên, với những lợi ích sau của nghiên cứu tự làm, điều này đã thay đổi:

  • Nghiên cứu DIY ít tốn kém hơn so với chi phí truyền thống
  • Có thể nhận được feedback nhanh chóng khi cần thiết
  • Giải phóng thời gian cho nhóm nghiên cứu

Tiết kiệm tiền

Khỏi phải nói, nghiên cứu DIY luôn tiết kiệm hơn so với thử nghiệm trong phòng thí nghiệm truyền thống. Nó giảm chi phí theo những cách sau:

  • Liên tục xác định các cơ hội tăng trưởng
  • Xác định các khu vực có mức tăng thấp nơi có thể thấy ROI cao cũng như tác động của nó
  • Lưu công việc làm lại cần thiết để sửa những ý tưởng không thực tế
  • Giải quyết nguồn gốc thực sự của vấn đề từ ngay lần đầu tiên

Giảm thiểu rủi ro

Làm gì đó luôn tốt hơn không làm gì cả. Nghiên cứu tự làm có thể giúp xác thực các ý tưởng trước khi tốn thời gian và nguồn lực vào một ý tưởng tệ trong cuộc sống. Tiếp theo, marketer nên kiểm tra thông điệp của mình để đảm bảo về tiếng vang với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, Product Manager nên kiểm tra nguyên mẫu - prototypes để đảm bảo rằng đó là thứ mà khách hàng sẽ thực sự sử dụng. Cuối cùng, designer nên kết nối với khách hàng để đảm bảo rằng dự đoán về nhu cầu đáp ứng được kỳ vọng của khách.

Bắt đầu với những bước chân nhỏ

Không có lí do gì để né tránh việc tự mình nghiên cứu. Những nhóm nghiên cứu chuyên nghiệp, Designer, Product Manager hay Marketer luôn sử dụng linh hoạt các công cụ và nền tảng khác nhau để cải thiện dịch vụ của mình.

Hãy coi nghiên cứu DIY là một quá trình lặp đi lặp lại. Các dự án có thể bắt đầu đơn giản như tuỳ chọn thử nghiệm hiển thị hình ảnh trên trang web với 5 người. Hãy bắt đầu với những cải tiến nhỏ, từ đó dần tiến tới những dự án lớn hơn,.

Tất nhiên, đôi khi sẽ tốt hơn nếu để lại chuyên gia. Việc này tương tự như việc có nên tự làm lại đường điện trong nhà, hay nên để lại cho người có chuyên môn hơn? Vì vậy, đừng ngại tìm tới những bên chuyên về nghiên cứu để hỗ trợ những nghiên cứu DIY của doanh nghiệp. 

Đăng ký
nhận tin tức.