Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Vai trò của nghiên cứu người dùng trong thiết kế UX

30 Th6, 2022 /
UX/UI
Vai trò của nghiên cứu người dùng trong thiết kế UX

Việc hiểu nhu cầu của người dùng là cách giúp lãnh đạo phát triển chiến lược kinh doanh thành công. Điều ấy chứng minh vai trò của nghiên cứu người dùng. Tuy nhiên, nó vẫn thường bị bỏ qua hoặc làm sơ sài.
 

Việc hiểu nhu cầu của người dùng là cách giúp lãnh đạo phát triển chiến lược kinh doanh thành công. Điều ấy chứng minh vai trò của nghiên cứu người dùng. Tuy nhiên, nó vẫn thường bị bỏ qua hoặc làm sơ sài.

Lý do một phần là do thiếu nhận thức về mối quan hệ giữa đầu tư nghiên cứu và nguồn lợi có thể đem về. Các công ty thay vì dành thời gian tìm hiểu nhận thức và hành vi người dùng, họ mua giải pháp bán sẵn và nghĩ rằng đó là cách nhanh gọn. Nhưng khi nhận ra khả năng sử dụng của chúng kém hoặc không phù hợp với người dùng những giải pháp ấy trở thành vô dụng. Ngoài ra, có thể là do văn hóa nội bộ tồn tại những thành kiến và sản phẩm được xây dựng trên góc nhìn từ bên trong tổ chức.

Theo nhiều cách, nghiên cứu sử dụng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng. Chỉ bằng cách hiểu nhu cầu của người dùng, công ty mới có thể thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với họ, giúp cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu trường hợp phải làm lại sản phẩm sau khi ra mắt, vì sản phẩm đã được xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng. Những yếu tố này dẫn tới việc tăng chuyển đổi, giảm chi phí từ việc phát triển sản phẩm và khối lượng trường hợp hỗ trợ cần xử lý sau đó. Và quan trọng hơn, nó cho khách hàng hài lòng hơn, thứ sẽ thúc đẩy kinh doanh.

Thiết kế lấy con người làm trung tâm thường được sử dụng như một khuôn khổ cho những dự án công nghệ, với cách tiếp cận thấu cảm để hiểu nhu câu của người dùng. Nó yêu cầu việc quan sát, thử nghiệm và điều tra để hiểu nhận thức, quan điểm và khó khăn của người dùng. Các nhà nghiên cứu có khả năng và kỹ thuật thu thập phản hồi từ khách hàng để hiểu rõ hơn về động cơ và nhu cầu của họ. Tuy nhiên, trong nhiều dự án chúng bị thiếu hoặc không được sử dụng hiệu quả.

Trong nhiều tổ chức việc nghiên cứu người dùng nằm dưới mục tiêu thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Dù đúng là nhiều người làm UX có khả năng nghiên cứu, nhưng nó vẫn là môn chuyên môn, quy trình và kỹ thuật riêng biệt. Vì dụ, các nhà nghiên cứu được đào tạo để lại bỏ những thiên vị, để xác định những vấn đề và khó khăn người dùng gặp phải. Sự khác biệt này có thể chuyển thành những cải tiến và giải pháp có giá trị cho các công ty và sản phẩm, đồng thời, giảm việc xảy ra xung đột nội bộ. Tuy nhiên, nếu nhà nghiên cứu làm việc không hiệu quả cũng sẽ nhân rộng rủi ro cho sản phẩm theo cấp số nhân. 

Để ứng dụng nghiên cứu vào dự án, chúng ta phải phân bổ thời gian cho nó trước giai đoạn xây dựng sản phẩm. Nhiều nhóm phát triển phải vật lộn để phân lớp nghiên cứu người dùng bởi thời gian hạn chế, không hiểu được vai trò của nghiên cứu đối với sản phẩm họ làm. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ được thực hiên theo một chu trình duy nhất. Có những dự án phức tạp và việc nghiên cứu xen kẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả. Bởi vậy mà hiểu rõ vai trò của nghiên cứu đối với dự án cụ thể lại càng quan trọng hơn.

Đối với những dự án đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật lớn, việc nghiên cứu kịp thời và hữu ích có thể là thách thức. Các nhà nghiên cứu sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để đưa ra giải pháp, cũng như bắt kịp dự án. Thường sẽ phải đưa các nhà nghiên cứu tham gia vào nhóm phát triển và kỹ thuật để hiểu công nghệ và lập kế hoạch phì hợp để giảm thiếu việc gián đoạn dự án. Trường hợp này ít xảy ra hơn vớ những ứng dụng mang tính thương mại bởi chúng gắn liền với nhu cầu của người dùng và dễ tiếp cận hơn. Hoặc trong một số dự án khác, chủ đầu tư có thể lờ đi nghiên cứu và chạy theo những ý tưởng phức tạp. Thế nên, không có gì la khi họ nhầm các cuộc họp với nội bộ và các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng.

Giá trị của nghiên cứu người dùng là không thể phù nhận, đôi khi nó là giải pháp, đôi khi nó là thách thức. Điều quan trọng là hiểu dự án, hiểu là ở đâu và khi nào thì ứng dụng nghiên cứu, sao cho nghiên cứu đem tới giá trị cao mà không gây quá nhiều rắc rắc trong quá trình làm việc.
 

Đăng ký
nhận tin tức.