Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Những điều cần lưu ý khi phát triển ứng dụng giọng nói (Voice App)

18 Th8, 2022 /
UX/UI
Những điều cần lưu ý khi phát triển ứng dụng giọng nói (Voice App)

Với vai trò là những người thiết kế và phát triển sản phẩm, chúng ta nên nhìn nhận công nghệ giọng nói như thế nào? Bài viết này cung cấp một số khía cạnh quan trọng để bạn xem xét trước khi bước vào vùng đất mới này.

Công nghệ giọng nói đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. AI và big data đang là những công cụ giúp công nghệ giọng nói của chúng ta trở nên nhạy bén và tối ưu hơn. Chúng ta đã không còn lạ gì với những sản phẩm trợ lý ảo như Siri hay Alexa, công nghệ giọng nói đang len lỏi và trở thành một công cụ hỗ trợ cho nhiều bối cảnh cuộc sống hằng ngày.

phát triển ứng dụng giọng nói (Voice App)

1. Xác định liệu bạn có cần ứng dụng giọng nói (Voice App)

Đầu tiên, chúng ta cần xác định liệu ứng dụng giọng nói vào sản phẩm có tối ưu cho trải nghiệm của người dùng hay không. Đối với một số sản phẩm chuyện ấy là hiển nhiên. Ví dụ như Alexa, một ứng dụng tập trung chủ yếu vào âm nhạc, thời tiết, nhắc nhở và giải đáp, giọng nói giúp nó cải thiện khả năng truyền đạt, cho thông tin được tiếp nhận một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Trong khi đó, với bối cảnh như mua xe hơi, đòi hỏi nhiều cân nhắc hơn khi ra quyết định. Người dùng sẽ tìm kiếm, đọc review, so sánh để đảm bảo lựa chọn đưa ra sẽ phù hợp với nhu cầu và ngân sách cá nhân. Một ứng dụng giọng nói sẽ không thể cung cấp hay thu lập một lượng lớn như vậy. Vậy nên, trong trường hợp này nó không cần thiết.

2. Hiểu kỳ vọng của người dùng

Sẽ thật thất vọng nếu chúng ta sử dụng một sản phẩm ứng dụng giọng nói nhưng nó lại không thể nhận diện giọng nói hay không hiểu chúng ta nói gì.

Điều ấy có thể là do ứng dụng giọng nói được đưa vào nhưng không được hoàn thiện hoặc do kỳ vọng của chúng ta quá cao so với mức công nghệ có thể đáp ứng. Bởi dù công nghệ giọng nói đã và đang phát triển, tuy nhiên, nó vẫn chưa thể có những tương tác và kết nối như cách chúng ta giao tiếp giữa người với người.

Vậy nên khi phát triển sản phẩm, bạn cần hiểu kỳ vọng của người dùng khi sử dụng nó. Họ muốn sử dụng hệ thống giọng nói khi nào? cho việc gì? Quan sát và đặt câu hỏi sẽ đóng vai trò lớn trong giai đoạn này, tập trung vào những trường hợp cụ thể, tìm ra những câu hỏi mà người dùng có thể đặt ra cho ứng dụng.

3. Cân nhắc về tình huống và lệnh tương ứng

Nếu bạn đang có dự định xây dựng một hệ thống giọng nói đa năng như Alexa, bạn sẽ cần xác định và thống kê một lượng lớn từ ngữ phục vụ việc nhận diện và đặt lệnh. Bên cạnh đó, bạn cần thiết kế những từ này tương ứng với những lệnh cụ thể. Việc này sẽ tốn nhiều thời gian để có thể xác định được hết các tình huống cũng như từ ngữ mà người dùng có thể dùng cho mỗi hoàn cảnh.

phát triển ứng dụng giọng nói (Voice App)

Ví dụ, người dùng của bạn muốn mua tai nghe và bạn muốn ứng dụng của bạn có khả năng nhận diện và trả lời câu hỏi về địa điểm mua tai nghe. Người dùng có thể nói những câu như: Nơi tôi có thể mua tai nghe, tai nghe rẻ gần tôi, giá tai nghe, tai nghe giá bao nhiêu, giá tai nghe có dây, giá tai nghe không dây,.. 

Trước khi thiết kế, bạn cần phải nhận biết được sự đa dạng mà ứng dụng của bạn cần đáp ứng.

4. Xác định rõ ràng giới hạn

Một cách tốt để kiểm soát các vấn đề của một ứng dụng giọng nói là xác định rõ ràng những trường hợp mà ứng dụng có thể và không thể đáp ứng người dùng. Nếu bạn xác định rõ được chúng, bạn có thể tránh nhiều trường hợp làm khách hàng thất vọng, dù ứng dụng ấy còn giới hạn. Bởi đó cũng chính là cách bạn chỉ cho khách hàng thấy ứng dụng có thể hỗ trợ họ trong những trường hợp nào.

5. Tạo thêm một hệ thống phản hồi khác

Giọng nói có thể gây khó khăn cho designer, bởi toàn bộ phản hồi của nó là âm thanh. Tuy nhiên, nó cũng dễ bị bỏ qua bởi bối cảnh sử dụng chúng thường là những bối cảnh mà người dùng đang bận với một việc khác. Bởi vậy, nếu bạn có thể, hãy thiết kế một số dạng phản hồi khác. Ví dụ, bạn có thể báo đèn hoặc báo trên màn hình khi hệ thống không hiểu lệnh.

Bên cạnh đó, thiết kế các hiệu ứng đi cùng các bước xử lý cũng quan trọng. Nó giúp người dùng hiểu và xác định được hệ thống đang thực hiện bước nào, nó có đang xảy ra lỗi hay không. Ví dụ như ứng dụng có thể thông báo hoặc thay đổi màu trên màn hình theo các các bước: nghe, xử lý, tìm kiếm,..

Đăng ký
nhận tin tức.