Chuyển đổi số mô hình kinh doanh để bắt kịp xu thế 4.0
Thành công của chuyển đổi số mô hình kinh doanh lại không chỉ nằm ở công nghệ. Vấn đề nằm ở chiến lược nhiều hơn là công nghệ.
Trong những năm qua, công nghệ hiện đại đã và đang định hình lại thế giới. Sự phát triển của công nghệ đã tác động tới hoạt động của mọi doanh nghiệp trong mọi ngành nghề. Với tác động ấy, ngành kinh doanh đã tìm ra cách để thích ứng với bối cảnh xã hội hiện đại. Các tổ chức bắt đầu áp dụng chuyển đổi số mô hình kinh doanh thông qua công nghệ kỹ thuật số.
Xem thêm: Chuyển đổi số - Chìa khoá từ các nhà lãnh đạo tạo nên tăng trưởng doanh thu hơn 5 lần
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là việc ứng dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả hoạt động của một mô hình kinh doanh. Nó có thể bao gồm: ứng dụng, website, mạng xã hội, internet, lưu trữ và phân tích dữ liệu số,..
Dù tất cả những thứ ấy phụ thuộc vào công nghệ, nhưng thành công của chuyển đổi số lại không chỉ nằm ở công nghệ. Vấn đề nằm ở chiến lược nhiều hơn là công nghệ.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là gì?
Chuyển đổi số đã được nói tới từ những năm 2004, nó có phạm vi rộng và mơ hồ ở thời điểm đó. Tuy nhiên, khi xã hội đón nhận công nghệ, nó trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là việc sử dụng công nghệ để chuyển đổi các khía cạnh khác nhau của một tổ chức kinh doanh. Nhằm mục đích tối ưu hóa quy trình làm việc, đơn giản hóa việc quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đẩy mạnh hiệu quả truyền thông/thương hiệu,...
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện mối quan hệ giữa họ và doanh nghiệp. Tương tự với nhân sự nội bộ, chuyển đổi số cũng có thể cải thiện và trao quyền cho nhân viên của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số: 4 bước thay đổi doanh nghiệp cần chuẩn bị
Chuyển đổi số có thể được ứng dụng một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều chắc chắn đó là sự thay đổi ấy cần song hành với sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý. Thành công của chuyển đổi số là sự kết hợp giữ công nghệ và tư duy lãnh đạo đúng đắn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng khi chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được số hóa, nó có thể bao gồm những hoạt động như xây dựng website/ứng dụng, bán hàng, tư vấn online, tương tác với khách hàng trên mạng xã hội,... Những hoạt động mới của doanh nghiệp cũng tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng. Và điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu, học hỏi về các công cụ, phương pháp để thực hiện chuyển đổi số, cũng như đảm bảo trải nghiệm của khách hàng trên những kênh đó được kiểm soát.
Khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển đổi số, nó sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc quảng bá thương hiệu, thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ như doanh nghiệp có thể ứng dụng mạng xã hội như một kênh để duy trì nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Và với khả năng của internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận được mọi khách hàng, ở mọi nơi trên thế giới.
Doanh nghiệp cũng có thể xây dựng phần mềm hay ứng dụng để tối ưu hóa các hoạt động mua hàng, theo dõi đơn hàng, tìm hỗ trợ,...mọi thứ đều có thể thực hiện được bằng việc số hóa. Với công nghệ và dữ liệu, nhưng ứng dụng này có khả năng tùy biến và cá nhân hóa. Chúng cho phép doanh nghiệp đề xuất phiếu giảm giá, phiếu mua hàng với một nhóm khách hàng cụ thể, dựa trên chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp hoạch định.
Trong trường hợp ngân sách có hạn, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để hỗ trợ khách hàng. Có nhiều mạng xã hội để doanh nghiệp sử dụng, tuy nhiên doanh nghiệp nên lựa chọn nền tảng phổ biến, được đa số khách hàng sử dụng. Bên cạnh việc hỗ trợ, tư vấn, mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông hiệu quả, giúp thu hút cả khách hơn mới và cũ.
Sản phẩm và dịch vụ
Số hóa các sản phẩm và dịch vụ cũng có thể là một phần của quá trình số hóa mô hình kinh doanh. Và với thị trường hiện tại, trải nghiệm cũng chính là một loại hàng hóa. Khách hàng thích những sản phẩm cho họ những trải nghiệm thú vị.
Ví dụ, một công ty xe hơi tạo ra một phòng trưng bày online. Phòng trưng bày này ứng dụng thực tế ảo, nơi khách hàng có thể nói chuyện với nhân viên bán hàng ảo, thậm chí còn có thể lái thử xe. Khách hàng có thể tùy biến, bổ sung thông số kỹ thuật cho chiếc xe ảo đó theo ý muốn của mình.
Sau khi mua, họ cung cấp cho khách hàng một ứng dụng, cho phép khách hàng theo dõi việc đặt xe. Ứng dụng ấy cũng cho phép khách hàng đưa ra các đánh giá về mức độ hải lòng, từ đó họ có thể cải thiện dịch vụ.
Bằng những cách ấy, khách hàng được theo dõi toàn bộ hành trình mua hàng, cho họ có quyền kiểm soát với đơn hàng của mình.
Quy trình hoạt động
Với công nghệ, nhiều hoạt động của công ty trước đây cần tới nhân sự để thực hiện nay đã có thể tự động hóa. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực, tối ưu hóa lời gian và giảm thiểu sai sót. Tự động hóa giúp nhân sự nội bộ tập trung nhiều hơn vào những nhiệm vụ quản lý, sáng tạo và đổi mới.
=> Cẩm nang cho CEO: Cách tránh 10 cạm bẫy làm chậm quá trình chuyển đổi số
Từ những lợi ích ấy, nó cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Đồng thời nó cũng sẽ là một môi trường an toàn, đặc biệt là cho người lao động.
Ví dụ, một nhà sản xuất sơn với máy móc tự động cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn. Nó giúp họ không hít phải các hóa chất độc hại có trong sơn.
Số hóa quy trình cũng tạo ra dữ liệu số, với với khả năng lưu trữ lớn, với độ chính xác cao. Dữ liệu chính xác hơn, đồng nghĩa với việc có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, và điều này tuyệt đối quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp.
Mở rộng chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn. Một công ty đã chuyển đổi số có thể mở rộng quy mô lên toàn quốc, thậm chí toàn cầu. Đồng thời nó cũng sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, luôn theo sát sự phát triển của ngành.
Xem thêm: Tại sao bạn cần cấu trúc quản lý dữ liệu để xây dựng một doanh nghiệp số thành công
Nhưng nói vậy không có nghĩa là doanh nghiệp phải phá hủy mô hình cũ. Doanh nghiệp vẫn có thể giữ mô hình ấy, nhưng hãy cho nó nhân rộng và phát triển cả trên những khía cạnh khác. Điều này rất quan trọng để giữ doanh nghiệp khỏe mạnh về lâu dài, tránh bị lạc hậu hay lãng quên.
Kết luận về chuyển đổi số và chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp lại có một cấu trúc khác nhau, bởi vậy chuyển đổi số với mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Những yếu tố như quy mô, quy trình cần được xem xét kỹ lưỡng. Và dù sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc, nhưng chuyển đổi số là điều không thể tránh khỏi.
Các công ty đạt được thành công từ việc chuyển đổi số thường đi theo những chiến lược như sau:
- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý có kiến về công nghệ
- Nâng cấp văn hóa doanh nghiệp
- Thiết lập giao tiếp với nhân sự, đối tác và khách hàng
- Số hóa công cụ và quy trình
Chuyển đổi số là một quá trình khó khăn, nhưng khi được thực hiện đúng, nó có thể thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai.