Liệu chúng ta có đang bị thao túng tâm lý trên LinkedIn?
Chúng ta dùng LinkedIn mỗi ngày để tìm việc, thế nhưng về bản chất, đây vẫn là một mạng xã hội với nhiều con người và nhiều mục đích khác nhau. Bạn có chắc là mình không bị thao túng tâm lý bởi những người trên LinkedIn?
Một cách tiếp cận mang đặc điểm của tư duy phản biện và xác định cách người dùng phản hồi đang dần trở thành “mồi” cho những chiến lược lợi dụng tâm lý, và được những tay viết trên LinkedIn cũng như trang mạng xã hội khác áp dụng.
Critical thinking - Tư duy phản biện là gì?
Theo The Peak Performance Center, tư duy phản biện đề cập khả năng thực hiện đánh giá hoặc phán xét kỹ lưỡng để xác định tính xác thực, độ chính xác, giá trị, tính hợp lệ hay giá trị của một thứ gì đó.
Ngoài phân tích chính xác, khách quan, tư duy phản biện còn liên quan đến cách tổng hợp, đánh giá và phản ánh của mỗi người.
Đọc thêm: Mở rộng tư duy với Futures Thinking
Tại sao cần sở hữu tư duy phản biện trên LinkedIn?
LinkedIn có thể mang lại nhiều giá trị to lớn cho người dùng. Lướt LinkedIn, ta dễ dàng bắt gặp những suy nghĩ và quan điểm đa dạng xung quanh cùng một vấn đề. Bên cạnh đó, có thể kết nối và mở rộng mạng lớn tới những người có mindset tương tự. Đương nhiên, LinkedIn sẽ giúp ta có thể chạm tới những cơ hội nghề nghiệp mới.
Các thuật toán của LinkedIn được tạo ra để giúp người dùng đạt được mục tiêu của mình. Thuật toán liên tục tìm kiếm các “manh mối”, từ đó hiểu những suy nghĩ và chủ đề thu hút người dùng, ai là người người dùng quan tâm hay những gì ta tương tác trên nền tảng.
Chính vì những thuật toán mạnh mẽ của mình, LinkedIn đã trở thành một phần của những chiến dịch marketing trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, có một số vấn đề. Hãy nhìn vào ví dụ sau:
Hãy đi sâu vào tâm trí con người để giải thích cách bài đăng này hoạt động
- Bài đăng đặt một câu hỏi mà hầu hết chúng ta đều liên quan. “Bạn nghĩ làm việc 8 tiếng công sở đã lỗi thời chưa?”. Vì thế, ai cũng có thể phản hồi bài đăng này
- Phản hồi cho loại bài đăng này là một thao tác cơ bản, không cần động não nhiều, chỉ cần chọn giữa “Có” và “Không”.
- Bài đăng này cũng tối giản thao tác của người dùng, chỉ cần phản hồi bằng cách nhấp vào một nút
- 68.000 người đã có ý kiến về điều này. Ngay cả chính tác giả tôi đây cũng muốn góp thêm ý kiến của mình
Bây giờ hãy nhìn lại bài đăng này qua lăng kính tư duy phản biện:
- Marketer này nhận được gì khi thu về phản hồi với bài đăng này?
- Người dùng có thể nhận lại giá trị gì khi tham gia đóng góp ý kiến của mình?
- Nếu người dùng tương tác phản hồi với bài đăng, tôi đã liên kết như thế nào qua thuật toán của LinkedIn?
Câu hỏi thứ 1 và thứ 2 tuỳ thuộc vào nhìn nhận của mỗi người. Còn chúng Ta sẽ thử phân tích câu hỏi thứ 3.
Phản hồi với bài đăng nghĩa là “báo cáo” với LinkedIn rằng, tôi quan tâm tới chủ đề này, tôi còn quan tâm tới người đăng bài và những người tương tự. Bên cạnh đó, người dùng tương tác cũng có nghĩa là những người tương tự trong network cũng có thể thấy những thông tin đó, và việc này có thể làm lộn xộn feed của họ.
Một ví dụ khác như sau:
Ta có thể giữ nguyên tư duy phản biện khi nhìn vào ví dụ này và quan sát cách ta bị khai thác cảm xúc tự hào dân tộc của mình. Ai cũng tự hào về đất nước của mình, và thể hiện điều này cho người khác xem cũng là một điều tốt. Có vẻ đó là lý do hơn 70.000 người dùng bày tỏ ý kiến của mình ở đây.
Trên đây lại là một ví dụ kì lạ khác. Bạn có biết tên của cô bé trên ảnh không? Cô bé có thể nhận được tình yêu hay sự hỗ trợ nào từ những tương tác với bài đăng này không?
Hầu hết chúng ta đều hướng tới lòng nhân ái và vị tha (trong khả năng) đối với những người bất hạnh, và ta đều biết rằng chia sẻ tình yêu thương và lòng trắc ẩn là một điều tốt. 52.000 cá nhân đã hành động theo bản năng cơ bản này của con người chỉ để bị lợi dụng vì lợi ích cá nhân - tương tác mạng xã hội.
Và cuối cùng, hãy nhìn ví dụ cuối cùng này.
Bạn có biết điều gì đã được viết trong 43.000 bình luận bên dưới?
Như dự đoán, tất cả đều là lời chúc mừng cho bức ảnh của một đứa trẻ ngẫu nhiên. Khuôn mặt tươi cười để chiếm lấy niềm tin, thêm vào chút yếu tố khuyết tật để có được lòng trắc ẩn, lời kêu gọi hành động vì lòng vị tha, và vâng, 278 000 người đã rung động.
Nếu bạn đã phản ứng với những bài đăng lợi dụng tâm lý như vậy, xin hãy quan tâm tới bản thân nhiều hơn. Những người như bạn có thể bị lừa trong thế giới thực và tệ hơn là bị lừa đảo trên mạng.
Trong một bài báo nghiên cứu có tiêu đề “‘Psychological Vulnerabilities to Deception, for Use in Computer Security” - Lỗ hổng tâm lý để lừa dối, sử dụng trong bảo mật máy tính, được xuất bản bởi Jim Yuill, Dorothy Denning và Fred Feer, các tác giả đã tập hợp một bảng toàn diện về các lỗ hổng tâm lý khiến một người dễ bị lừa.
Eileen Dombrowski, một giáo viên giàu kinh nghiệm, giám khảo chấm thi, chuyên gia tổ chức workshop và nhà văn, viết trong một trong các bài báo của cô ấy như sau:
“Tư duy phản biện với tôi, đòi hỏi đối diện trực tiếp với khả năng mắc sai lầm của chính mình, là để chuẩn bị cho bản thân biết chắt lọc những kiến thức xung quanh và nhận thức bằng chính sự hiểu biết riêng. Ta cần áp dụng cả 2: Nhận thức về bản thân và Lý luận.”
Thêm một chút tư duy phản biện khi tư duy không chỉ giúp ta không bị lợi dụng mà còn có thể giúp cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp có một góc nhìn tốt hơn. Đây sẽ là một cuộc hành trình dài, nhưng chúng ta đều đang cố gắng từng ngày. Bài viết này chỉ là phần mở đầu. Trong những bài viết sau, ta hãy cùng bước vào hành trình đến những kẽ hở sâu nhất và tăm tối nhất trong tâm trí con người.