7 cách cá nhân hóa trải nghiệm người dùng khi mua hàng online
Cá nhân hóa là chìa khoá để mang tới một trải nghiệm người dùng hoàn thiện cho thương hiệu. 7 bước trong bài viết dưới đây là những cách đơn giản mà một doanh nghiệp có thể áp dụng để tạo ra điều này.
Những biện pháp cá nhân hoá có thể chia làm 2 nhóm:
- Cá nhân hoá dựa trên mỗi lượt truy cập
- Cá nhân hoá dựa trên mỗi người dùng
Bài viết này sẽ tập trung vào hai phần đầu tiên. Phần cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng AI là một mảng rất rộng và chúng tôi sẽ đề cập đến nó ở một bài viết tiếp theo.
Cá nhân hoá dựa trên mỗi lượt truy cập
Dựa trên địa chỉ IP của người dùng hoặc khai báo của họ về địa điểm khi truy cập, thương hiệu có thể giới thiệu về những sự kiện đang diễn ra gần khu vực họ sống hoặc đưa ra các đề xuất dựa trên địa điểm, ví dụ như giới thiệu các sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết đang diễn ra ở khu vực đó.
1. Dựa trên địa điểm
Dựa trên địa chỉ IP của người dùng hoặc khai báo của họ về địa điểm khi truy cập, thương hiệu có thể giới thiệu về những sự kiện đang diễn ra gần khu vực họ sống hoặc đưa ra các đề xuất dựa trên địa điểm, ví dụ như giới thiệu các sản phẩm phù hợp với điều kiện thời tiết đang diễn ra ở khu vực đó.
2. Dựa vào lần truy cập trước đây
Khách hàng đã bao giờ truy cập vào website của bạn trước đây chưa? Nếu có, bạn có thể tùy chỉnh các chức năng trên website hoặc thay đổi sản phẩm mà họ sẽ nhìn thấy đầu tiên. Ví dụ, bạn có thể để những sản phẩm họ đã xem trước đây nhưng vẫn chưa mua ở một vị trí dễ chú ý hơn. Đồng thời, bạn còn có thể giới thiệu với họ những sản phẩm liên quan hoặc sản phẩm tương tự. Chẳng hạn, khi một người dùng đang tìm kiếm giày chạy, bạn có thể giới thiệu với họ thêm cả các loại tất chạy bộ.
3. Dựa trên kỹ thuật remarketing
Đối với những người dùng đã truy cập website, bạn có thể sử dụng cookie để theo dấu và hiển thị những quảng cáo đã được cá nhân hoá dành cho họ. Đồng thời, bạn còn có thể đưa ra chiết khấu dựa trên nhóm sản phẩm họ đang tìm kiếm, những lựa chọn thay thế hoặc một số ưu đãi liên quan trên chính kênh social media mà họ đang sử dụng.
Cá nhân hoá dựa trên mỗi người dùng
Những biện pháp cá nhân hoá dưới đây là để dành cho trường hợp bạn biết chắc chắn ai đang là người truy cập, chẳng hạn như khi họ đăng nhập vào hệ thống hoặc đã cung cấp địa chỉ email để nhận dạng.
4. Dựa trên xu hướng của hành vi mua sắm
Bạn có bán những sản phẩm được mua theo chu kỳ (ví dụ: đồ ăn, mỹ phẩm) không? Nếu có, thương hiệu có thể theo dõi chu kỳ mua sắm của họ và định kỳ giới thiệu lại những sản phẩm đó khi khách hàng chuẩn bị phát sinh nhu cầu.
5. Dựa trên gợi ý về sản phẩm mua kèm
Dựa trên số liệu về hành vi mua sắm (chẳng hạn như lịch sử mua sắm), thương hiệu có thể giới thiệu cả những món đồ hợp lý hay được đi kèm với sản phẩm mà khách hàng đang muốn mua. Nếu như bạn là một cửa hàng thực phẩm, bạn có thể giới thiệu kèm cả món salsa như khách hàng đang tìm mua bánh tortilla.
6. Dự đoán các khoản mua sắm trong tương lai
Khi hiểu hơn về mỗi khách hàng dựa trên số liệu về hành vi mua sắm, thương hiệu còn có thể đưa ra những dự đoán về hành vi mua sắm trong tương lai. Bạn có thể tìm cách dự đoán những sự kiện quan trọng chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc sống của họ hoặc tìm kiếm những yếu tố khác sẽ kích thích và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Nếu có thể tìm ra các phương pháp như vậy thì thương hiệu có thể vận dụng nền tảng thông tin mình đang có để đưa ra những đề xuất sản phẩm thích hợp vào đúng thời điểm phù hợp.
7. Dựa vào kênh truyền thông để kết hợp vào hành trình mua hàng
Cách này có thể sẽ hơi phức tạp một chút. Đầu tiên, ta phải hiểu rằng, có những mức độ gắn kết khác nhau của người mua hàng. Những mức độ này thường dựa vào nhận thức, sự cân nhắc và góc nhìn của người mua. Khi đã hiểu hành trình mua hàng, có thể tùy chỉnh các kênh truyền thông để hợp lý hoá tới người dùng cụ thể để thông điệp luôn được truyền tải đúng lúc, đúng người.
Ví dụ, có một khách hàng này luôn thanh toán qua e-mail newsletter. Điều này nghĩa là giai đoạn tương tác đối với email với người đó là quá trình đánh giá. Khi đọc email, họ đã sẵn sàng mua. Vì vậy, nên tập trung tùy chỉnh email tới đối tượng này vào các ưu đãi giai đoạn cuối - giảm giá, BOGO, v.v.
Các kênh khác mà người này tương tác không được bao gồm các ưu đãi đó, vì rõ ràng chúng không phải là những gì đối tượng này đang nghĩ đến. Ví dụ: nếu đang quảng cáo trên Instagram tới họ, nên hướng tới việc xây dựng nhận thức về sản phẩm và danh mục, thay vì thuyết phục mua sản phẩm đó từ kênh đó (vì kênh này đã không hoạt động trong quá khứ).