Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Social business - Mô hình kinh doanh xã hội để phát triển bền vững

01 Th3, 2024 /
Chiến lược
Social business - Mô hình kinh doanh xã hội để phát triển bền vững

Dù là một doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn đa quốc gia, mô hình social business đều có thể được áp dụng để đặt các mục tiêu kinh doanh bền vững hơn.

Social business - hay Kinh doanh Xã hội là một khái niệm không mới nhưng lại vẫn còn xa lạ với nhiều người. Từ khoá để hiểu về mô hình này là sự cân bằng hiệu quả kinh tế với môi trường và xã hội.

Người anh em nổi tiếng hơn của Social business có lẽ là ESG - bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, và quản trị mà nhiều doanh nghiệp lớn đang thay đổi. Tuy nhiên, social business đem đến cái nhìn mang tính mô hình hơn, quy định cách dòng lợi nhuận đóng góp cho các mục tiêu xã hội.

Dù là một doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn đa quốc gia, mô hình social business đều có thể được áp dụng để đặt các mục tiêu kinh doanh bền vững hơn, thay vì tập trung vào tối đa hoá lợi nhuận như truyền thống.

Social business - Mô hình kinh doanh xã hội là gì

Hãy bắt đầu với khái niệm của social business.

Một doanh nghiệp kinh doanh xã hội là doanh nghiệp có mục đính chính là phục vụ các mục tiêu xã hội cụ thể. Dù cho công ty này vẫn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận, việc tối đa hoá lợi ích đem lại cho xã hội và môi trường được đặt quan trọng nhất.

Các công ty thông thường sẽ ưu tiên sử dụng lợi nhuận để giúp công ty tăng trưởng và tối đa lợi ích cho cổ đông. Có thể họ vẫn có các chương trình trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) nhưng đây không phải là định hướng chính cho dòng tiền.

Dẫu vậy, đừng nghĩ social business không quan tâm đến lợi nhuận. Lợi nhuận của mô hình này vẫn có thể cực kỳ cao, trong khi dễ dàng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nhờ sự trung thành với lý tưởng về phục vụ xã hội.

Đọc thêm: Đạo đức trong thiết kế trải nghiệm (UX) sản phẩm: Trắng đen liệu có rõ ràng?

Các mô hình của social business hay social enterprise

Trong phần này, ta sẽ phân tích các mô hình cơ bản mà một social business có thể hoạt động.

Mô hình sản phẩm cho social business

Mô hình sản phẩm cho social business

Với mô hình cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng hoặc trực tiếp cho người thụ hưởng mục tiêu xã hội. Người tiêu dùng có thể thuê sản phẩm, mua một lần, hoặc subscribe để đóng tiền hàng tháng. Sau đó, doanh nghiệp có thể tái cơ cấu lợi nhuận để phục vụ mục đích xã hội hoặc cung cấp sản phẩm phù hợp cho các đối tượng.

Mô hình giải pháp cho social business

Mô hình giải pháp cho social business

Ở mô hình này, doanh nghiệp cung cấp giải pháp được điều chỉnh đề phù hợp nhu cầu từng khách hàng, thay vì sản phẩm được quy chuẩn hoá. Vẫn khá tương tự mô hình trước, công ty sau đó có thể quyết định cơ cấu lợi nhuận để phục vụ các mục đích xã hội hay trực tiếp cung cấp giải pháp cho các định hướng về môi trường, xã hội.

Mô hình matchmaking

Mô hình matchmaking

Với mô hình matchmaking, doanh nghiệp tạo ra nền tảng để kết nối người bán và người mua, sau đó thu lợi nhuận từ phí giao dịch. Doanh nghiệp có thể đóng vai trò trung gian vật lý, hoặc chỉ tạo ra địa điểm online để hai bên mua bán tự tìm đến nhau.

Mô hình đa diện - Multi-sided

Cuối cùng, khi áp dụng mô hình đa diện, doanh nghiệp có thể cung cấp giá trị đa dạng (sản phẩm, dịch vụ, giải pháp) cho nhiều phân khúc và tạo ra lợi ích từ các nguồn thu có khả năng tương hỗ nhau. Một vài ví dụ có thể kể tới như mô hình Freemium, Mua 1 Trao 1, Quyên góp, hay Đào tạo tuyển dụng cho những đối tượng xã hội.

Đọc thêm: Những giải pháp thiết kế trải nghiệm đơn giản để tăng tỉ lệ giữ chân và gắn bó với người dùng

Các công ty social business điển hình

Warby Parker

Warby Parker

Warby Parker là một công ty kính mắt Mỹ, với lời hứa quyên góp một cặp kính cho những người cần với mỗi sản phẩm được bán ra.

Radicle

Radicle

Radicle cung cấp dịch vụ huấn luyện và các phần mềm để doanh nghiệp có thể theo dõi, cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

ANA by Karma

ANA by Karma

ANA by Karma giúp tuyển dụng phụ nữ ở Bhutan thực hiện khăn đan tay và sau đó quảng bá ra thị trường. Lợi nhuận được sử dụngd dể tiếp tục ủng hộ phụ nữ và cộng đồng nơi đây. Hiện, công ty đã có cửa hàng ở Bhutan, Hongkong, Trung Quốc, Malaysia, cũng như online.

Crowde

Crowde

Crowde là một nền tảng huy động vốn cộng đồng có trụ sở tại Indonesia. Nền tảng kết nối nông dân với các nhà bán lẻ để kêu gọi hỗ trợ vốn, từ đó khuyến khích tăng việc làm, sản lượng, và doanh thu. Tính đến 2021, dư nợ cho vay đã đạt khoảng 31.2 tỷ IDR (tương đương khoảng 2 triệu $)

Fair phone

Fair phone

Fair Phone phát triển điện thoại thông minh được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế, và khai thác có trách nhiệm. Ngoài ra, sản phẩm được cung cấp với mức giá minh bạch và giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Cách bắt đầu phát triển mô hình social business

Trách nhiệm xã hội là một mục tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp đều cần hướng tới để phát triển bền vững, và đạt được niềm tin của người tiêu dùng. Là một công ty, bạn có thể kết hợp với các đối tác để quyên góp thời gian, tiền, hoặc sản phẩm.

Còn nếu bạn đang muốn tạo nên một doanh nghiệp xã hội, hãy đi từ vấn đề và giải pháp, nơi mà các mục tiêu vì môi trường và xã hội sẽ định hướng cho mọi hoạt động kinh doanh. Một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến từ những quyết định như vậy.
 

Đăng ký
nhận tin tức.