Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hãy ra quyết định một cách chiến lược trong thời điểm nhiễu nhương

03 Th2, 2023 /
Chiến lược
Hãy ra quyết định một cách chiến lược trong thời điểm nhiễu nhương

Khi những người làm chủ, những người quản lý vội vàng, thường có xu hướng chọn ngay giải pháp gần nhất. Đây không phải là một ý hay. Hãy thử nhìn xa hơn, rộng hơn và sâu hơn. 

Làn sóng của đổi mới đột phá và các thay đổi toàn diện chúng ta đang tận hưởng không ngừng chuyển động và khó lường. Ở doanh nghiệp, không ai thật sự quan tâm tới sự thật choáng ngợp rằng, mọi thứ đều xảy ra cùng một lúc. Hầu hết chỉ phấn khích về các cơ hội mới để thử nghiệm và đổi mới mà (được nói là) sẽ tạo ra thay đổi. 

Nhưng hiện nay, những vấn đề tức thì và áp lực với mọi bên quản lý dường như liên quan tới các quyết định đưa ra trước mặt. Những đánh giá phức tạp, sự thay đổi chiến lược và lựa chọn khó khăn sẽ là điều cần thiết để chắc chắn rằng các doanh nghiệp có thể vượt qua sự phức tạp ngày càng tăng trên con đường phía trước. Đánh giá phức tạp, sự thay đổi về chiến lược và các quyết định khó khăn sẽ là điều phải có để đảm bảo doanh nghiệp có thể thích ứng với mức độ phức tạp tăng dần phía trước. Nếu thành công, những bên năng động và có sức bật sẽ tận dụng được mọi lợi thế của thời điểm. Nếu lung lay, trì hoãn hoặc mắc lỗi trong quá trình khởi động và phục hồi, doanh nghiệp sẽ sớm ngừng hoạt động. 

Chìa khoá cho quá trình bối rối và đầy thách thừa nãy sẽ là lúc các quản lý phát triển, triển khai và tuân thủ các chương trình phân tích và ra quyết định có quy tắc, sắp xếp với tập hợp mục tiêu xác định. Chương trình này sẽ dựa trên một số giả định cơ bản đã có. 

Đọc thêm: Chuyển đổi số - Chìa khoá từ các nhà lãnh đạo tạo nên tăng trưởng doanh thu hơn 5 lần

Điều tệ nhất là không làm gì cả. Không khác biệt. Chỉ cần cố gắng quay trở lại kinh doanh như thường lệ trong một thế giới mà thay đổi hoàn toàn và mãi mãi giành được công việc. Cần phải quên đi quá khứ lỗi thời, dù có thể học hỏi từ đó, nhưng đừng mãi bị giam cầm trong đó - không ai nên mãi là một thành công trong quá khứ. Không thể lên kế hoạch cho tương lai mà quá phụ thuộc quá khứ; nhiều người cũng chìm sâu trong ám ảnh và bối rối trong khi điều cần làm là phải tập trung cho tương lai.

Có những sự thật khó nuốt trong cuộc sống và chúng cũng sẽ không thay đổi nếu ta mãi làm ngơ. Những người giỏi làm kinh tế luôn biết rằng chiến lược bám vào quá khứ sẽ không hoạt động, nhưng ít ra đó là một lối đi ít rủi ro và ổn định. Nhưng sớm thôi, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ vượt mặt doanh nghiệp, khách hàng sẽ tìm được những lựa chọn ổn định hơn, dễ tiếp cận hơn cũng như các phương pháp thay thế hấp dẫn khác. 

Bất kì hành động trực tiếp và tức thời nào đều tốt hơn là không làm gì cả, kể cả hành động đó có hoạt động đúng hay không. Không sao nếu làm sai một chút, chỉ có sao nếu mãi sai mà không động thái chỉnh sửa. Cố gắng hết mình để làm gì đó và thất bại một chút sẽ tốt hơn là mãi không làm gì mà chỉ chờ thành công. Biến số thường bị bỏ qua nhất trong việc ra quyết định là chi phí của việc không hành động. Thời gian mất đi trong việc không quyết định không bao giờ có thể được phục hồi; chờ đợi thì luôn khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Nếu không tiếp tục tiến về phía trước, dù với tốc độ hay hướng đi nào, bạn sẽ dần dần tụt về phía sau. Như việc đạp xe đạp, chỉ cần duy trì chuyển động, ta sẽ không thể ngã, nhưng nếu cố gắng chỉ đứng yên một chỗ, kiểu gì cũng sẽ ngã sấp mặt. Vài mức độ rủi ro sẽ là một phần không thể thiếu với quá trình ra quyết định, nhưng nếu cứ mãi cố gắng tối thiểu rủi ro, thì kết quả cuối cùng sẽ là các lộ trình thay thế mà lợi nhuận và triển vọng thu được rất khiêm tốn hoặc không đáng kể.

Thứ 2, cố gắng dựng lên bức tường để níu kéo tương lai là một việc làm hoang đường và lãng phí trong suy nghĩ mơ mộng, ngay cả khi chúng không hoạt động rõ ràng. Cố gắng thêm vào các hàng rào cố định, các quy trình khó khăn và các hạn chế khó khăn, và/hoặc các hạn chế mới khác chỉ như việc cố gắng đặt các hàng rào cọc tiêu mỏng manh trước lũ lụt sắp tới. Đó đều là việc vặt vãnh và chắc chắn sẽ thất bại. Trong những thời điểm như thế này, sự nhanh nhẹn, linh hoạt và thích ứng tốt là yếu tố quan trọng để tồn tại. Tường và đập (dù kiên cố, chắc chắn và được cố định) sẽ nhanh chóng và dễ dàng bị phá vỡ, như đã luôn xảy ra trong suốt lịch sử.

Thứ 3, đừng hấp tấp đến khi thực sự biết mình đang đi đâu và đang cố gắng đạt được điều gì. Tốc độ chỉ quan trọng khi đã có đường hướng đúng đắn. Tầm nhìn càng rõ ràng, càng ít lựa chọn nghiêm trọng, và các quyết định càng nhanh chóng, thông minh. Tốc độ phải đến từ sự sắp cẩn thận của các hành động, quan sát và mục tiêu.

Vì vậy, hãy bắt đầu quy trình bằng cách dành thời gian khẳng định lại giá trị của mình, xác định và truyền đạt rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn, đồng thời cam kết vững chắc với một số mục tiêu dài hạn. Sau đó, xây dựng một tập các quyết định bắt buộc - sắp xếp chúng theo mức độ khẩn cấp và quan trọng - rồi thực hiện lần lượt. Quyết định dễ dàng hơn nhiều khi doanh nghiệp hiểu về giá trị của mình.

Những nhà điều hành tốt nhất sẽ học cách tấn công trực tiếp, chứ không làm ngơ hay trốn tránh những vấn đề của mình. Họ coi đó là cơ hội để thay đổi mạnh mẽ. Và không thường xuyên lắm, nhưng nếu tiếp tục, họ sẽ tìm ra cách sáng tạo hơn để phát triển bản thân, thoát khỏi những vấn đề cấp bách nhất của mình.

Đọc thêm: Chiến lược chuyển đổi số: 4 bước thay đổi doanh nghiệp cần chuẩn bị 

Nhưng quan trọng hơn là khả năng khoanh vùng các vấn đề và mối quan tâm, từ đó loại bỏ tất cả những gì không quan trọng đối với sự tiến bộ và thành công của mình. Loại bỏ những thứ mà mọi người có thể làm. 

Đừng cố gắng trở thành tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người vì đây là công thức cho sự tầm thường và sau cùng là thất bại. Chuyên môn hóa chứ không phải đa dạng hóa, và hãy tối ưu hóa lợi thế so sánh.

Hãy biến những ngoại lệ và hạn chế nhỏ thành công việc của người khác bằng cách thuê ngoài, và chỉ tập trung vào những lĩnh vực có thể giúp tách biệt doanh nghiệp và cơ hội khỏi đối thủ cạnh tranh; phân biệt các sản phẩm và dịch vụ với những sản phẩm và dịch vụ khác bởi vì đây là những dịch vụ mà chỉ công ty có thể phân phối; và mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhất và đảm bảo tăng cường sự chú ý và đầu tư tập trung trong tương lai. Câu hỏi đặt ra khi đối mặt với mỗi vấn đề luôn là cách giải quyết và liệu cách giải quyết có thể giúp phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Mọi quyết tâm khác đều từ đó mà ra. 

Tuy nhiên, một lần nữa, cũng rất quan trọng để bắt đầu đúng hướng. Khi những người làm chủ, những người quản lý vội vàng, họ thường có xu hướng chọn ngay giải pháp gần nhất. Luôn có một giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhưng sai trầm trọng. Những người khác lại rơi vào cùng vài phương pháp luôn sử dụng một phần do thói quen, một phần do lười biếng và một phần vì cách tiếp cận này đã hoạt động khá hiệu quả trong quá khứ. Nhưng rất có thể giải pháp này sẽ không hoạt động trong tương lai khi tất cả các quy tắc đã thay đổi.

Thực tế là, trong bất kỳ hình thức nghiên cứu và cách ra quyết định nào, một chút kiên nhẫn, một số phương pháp nhất quán và một cách tiếp cận tốt hơn và rộng hơn sẽ mang lại kết quả nhất quán cho kết quả cuối cùng. Không cần phải đi chậm, nhưng phải thông minh trong việc cân nhắc tất cả các lựa chọn của mình. Dẫu biết "tất cả" là một từ đáng sợ, không cần phải đợi cho đến khi ‘đúng’ hoặc hoàn toàn chắc chắn để tiếp tục nhưng sẽ không bao giờ có tất cả thông tin cần thiết để quyết định một cách chính xác. Nếu đã làm vậy, nó sẽ không phải là một quyết định, nó sẽ là một kết luận bỏ qua.

Bạn có thể tăng đáng kể tỷ lệ may mắn và cải thiện kết quả cuối cùng của mình mà không làm chậm quá trình nếu tuân theo một số quy tắc đơn giản sau đây.

Nhìn xa hơn

Quá nhiều lần, ta vì hấp tấp mà chọn bừa một lựa chọn ngay cạnh. Nhanh chứ, dễ chứ, và đôi khi có vẻ rất có lý nữa, nhưng cách lựa chọn này thường chỉ tạo nên giải pháp cản trở việc tìm kiếm câu trả lời thực sự và có khả năng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong thời gian chờ đợi. Quyết định tệ sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng chỉ trong thời gian ngắn thôi, vì không thay đổi tích cực điều gì cả. Tệ hơn, ta dễ sa vào cái bẫy “một trong hai/hoặc” khi nghĩ rằng không còn cách nào khác, và đó là cách duy nhất vì ta không dành thời gian để nhìn rộng hơn vào “vũ trụ lựa chọn” rộng lớn. Không ai có thể đánh giá hoặc cân nhắc một cách hiệu quả những lựa chọn mà không biết gì về nó.

Nhìn rộng hơn

Kể cả kiên nhẫn và làm theo quy định để tìm kiếm câu trả lời nhanh gọn, dễ dàng, không thật sự cần quá gắn với quy trình và một lần nữa, không nên chọn lựa giải pháp dễ dàng tiếp theo và chốt ở đó. Không dễ để lướt qua lại giữa cac quyết định, vì thế phải đơn giản hoá và làm ngắn danh sách hơn. Cơ hội rõ ràng hẳn: Nếu chỉ xem xét một giải pháp thay thế duy nhất, sẽ sai hơn một nửa thời gian. Nếu cân nhắc cẩn thận và công bằng hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế, hơn 60% sẽ đưa ra quyết định đúng đắn. Và, rõ ràng là, nếu không có hành động tiếp theo, sẽ không thực sự đưa ra quyết định thực sự trong mọi trường hợp.

Nhìn sâu hơn 

Quá nhiều lần ta mắc kẹt với việc giải quyết các dấu hiệu rõ ràng của vấn đề cốt lõi và không thực sự đào sâu vào lí do thực sự, lí do cần giải quyết. Một lí do phổ biến khác đến từ việc ta chỉ đối thoại với đồng nghiệp và báo cáo trực tiếp, thay vì tìm đầu vào từ ngành và tiền tuyến. Không dễ để nói ra những điều trong đầu không ai muốn nghe, nhưng những chuyên gia giải quyết vấn đề tôi biết đều là những người lắng nghe tốt và nhẹ nhàng hoá những gì mọi người cần nghe. 

Kết

Không phải là một việc, không phải là một trong hai/hoặc, cũng không phải là nhanh chóng hay tiện lợi. Ra quyết định cần một chút thời gian, nhiều chút quan sát và sự lắng nghe chủ động. Nhưng khi mọi thứ đã ổn định, lộ trình phía trước sẽ rõ ràng hơn, và ta sẽ ra quyết định khi khi đã đi đúng hướng, đúng kế hoạch. 

Đăng ký
nhận tin tức.