Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Xây dựng chiến lược sản phẩm số để chiến thắng trên thị trường

22 Tháng 5, 2024 /
Chiến lược
Xây dựng chiến lược sản phẩm số để chiến thắng trên thị trường

Một chiến lược sản phẩm số hiệu quả sẽ xác định giá trị sản phẩm cụ thể, định nghĩa những phần cần tập trung và cách đạt được những giá trị đó.

Bạn đã bao giờ thấy thất vọng khi một dự án không đạt được tiềm năng ban đầu? Một trong những lý do khiến rất nhiều công ty thất bại trong việc cung cấp các sản phẩm số giá trị là do thiếu chiến lược rõ ràng. Điều này khiến cho nền tảng sản phẩm yếu từ trong lõi, khó có thể cạnh tranh trên thị trường.

Nhưng, việc tạo nên một sản phẩm tốt không hề phức tạp. Tất cả đều nằm ở việc liệu ta có thể đem đến lợi ích người dùng cần, để từ đó sinh ra lợi ích cho doanh nghiệp.

Ấy vậy mà các công ty cứ lần lượt thất bại, trong khi các trưởng dự án vẫn chạy theo các con số về năng suất, tốc độ, hay thiết kế mà không nhận ra đó chưa phải là chiến lược thật sự.

Một chiến lược sản phẩm số hiệu quả sẽ xác định giá trị sản phẩm cụ thể, định nghĩa những phần cần tập trung và cách đạt được những giá trị đó. Từ đó, đội ngũ có thể biết mục tiêu và hoạt động cần làm để cung cấp sản phẩm đúng với tầm nhìn.

Chiến lược là ngọn đèn khai sáng để đội sản phẩm, đội marketing, người dùng, và cả c-level hiểu rõ mục tiêu cần thực hiện, cho dù chỉ là một sản phẩm hay nhiều sản phẩm trên các nền tảng.

5 trụ cột của một chiến lược sản phẩm số

5 trụ cột của một chiến lược sản phẩm số

1. Tầm nhìn

Tầm nhìn là mục tiêu sản phẩm dài hạn được xác định rõ ràng và có thể đo lường được.  Từ đó, sản phẩm có một mục đích cụ thể đóng vai trò là kim chỉ nam cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cộng tác hiệu quả.

Tầm nhìn là rất quan trọng để tất cả mọi thành viên hiểu rõ về bức tranh lớn mà sản phẩm đang hướng tới. Các vị trí cần thiết từ đó cũng trở nên rõ ràng hơn, và quan trọng hơn, những gì không cần thiết cũng được lường trước.

Đọc thêm: Hệ sinh thái số - Digital ecosystem: Khai phá tiềm năng của doanh nghiệp bằng sự kết nối

2. Thử thách

Thử thách của chuyển đổi số

Yếu tố cốt lõi thứ hai là thách thức cần giải quyết; cung cấp bối cảnh về những gì cần làm để hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn. Bằng cách chẩn đoán và hiểu sâu hơn về những thử thách, bạn có thể phân biệt giữa các vấn đề nhất thời và nguyên nhân gốc rễ. Đây có thể coi là bản đồ cho sản phẩm.

Với doanh nghiệp, việc phân tích thử thách sẽ xác định các tác động lên tình hình hiện thời, cũng như các phương án đối phó. Các kịch bản cùng những phương pháp đo lường hiệu quả sẽ đảm bảo sự linh hoạt trong triển khai.

Bên cạnh đó, khi phân tích thử thách, bạn cũng sẽ hiểu điều gì là quan trọng với khách hàng. Sử dụng sự thấu cảm, dự án có thể có bức tranh toàn cảnh về các người dùng sử dụng sản phẩm cũng như những khó khăn họ gặp phải.

3. Kết quả

Yếu tố cốt lõi thứ 3 của chiến lược sản phẩm số là xác định các kết quả cần đạt được. Đây giống như những cột mốc để hướng tới trong quá trình đạt được tầm nhìn dài hạn.

Chắc hẳn bạn đã nghe tới cụm từ “S.M.A.R.T goal”? Đã là mục tiêu thì cần Specific (Cụ thể) - Measurable (Đo lường được ) - Attainable (Đạt được) - Relevant (Liên quan) - Timely (Có thời hạn). Các kết quả cũng cần đặt theo tiêu chí này để thành một hướng đi vững chắc cho sản phẩm, và cho thấy một viễn cảnh thành công rõ ràng.

Đọc thêm: Chiến lược CX cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng

4. Hành động

Tầm nhìn đã có cũng như kết quả cần đạt được, hãy bắt đầu hành động. Đâu sẽ là điểm bắt đầu cho dự án?

Hành động là những bước quan trọng để đi tới giải pháp, cũng như là cách duy nhất để tiếp tục khám phá ra những vấn đề cần giải quyết. Hãy nhớ, hành động không chỉ là danh sách việc cần làm, mà là luồng công việc cần có để biến tương lai sản phẩm thành hiện thực.

5. Đo lường

 Đo lường chiến lược sản phẩm số

Giờ ta đến màn mà các nhà quản lý thích nhất, làm sao để đo lường hiệu suất? Các KPI (Key Performance Indicator) sẽ giúp bạn theo dõi và đánh giá sự hiệu quả của các hành động. Từ đó, bạn có thể xác định đâu là những con số thật sự đo đếm được con đường hướng tới tầm nhìn dài hạn.

Từ chiến lược đến triển khai

Kế hoạch là một chuyện, còn triển khai lại là chuyện khác - đó là điều chúng tôi đã chứng kiến ở nhiều công ty. Với kế hoạch chỉn chu, toàn hệ thống sẽ hiểu rõ về khả năng, quy trinh, cũng như công cụ để đạt được sản phẩm chất lượng. Và cũng có khi khâu triển khai phá hỏng hết toàn bộ chiến lược lẫn kịch bản đề sẵn.

Có rất nhiều vấn đề phức tạp có thể ảnh hưởng đến việc triển khai sản phẩm như lãnh đạo, quản lý, phương pháp thực hiện, etc. Nhưng đó có lẽ nên là một bài khác để chúng tôi chia sẻ những câu chuyện của mình.

Còn với một chiến lược số vững vàng, bước đầu vậy là đã đúng hướng.

Thị trường có thể sẽ quyết định ai là kẻ thằng người thua, nhưng chiến lược sản phẩm số sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm soát sự thành công qua các bước cụ thể, những nhân sự trách nhiệm, và khả năng để nhận ra những cơ hội còn bỏ ngỏ.

Đọc thêm: Thống nhất toàn công ty để đi đúng hướng khi chuyển đổi số

Đăng ký
nhận tin tức.