Nhảy đến nội dung
Thông tin
Dịch vụ
  • Số điện thoại

    (+84) 97 531 9889

    (+84) 86 929 1771

  • Email

    infor@beau.vn

  • Văn phòng đại diện

    Tầng 5, 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Hệ sinh thái số - Digital ecosystem: Khai phá tiềm năng của doanh nghiệp bằng sự kết nối

01 Th3, 2024 /
Chiến lược
Hệ sinh thái số - Digital ecosystem: Khai phá tiềm năng của doanh nghiệp bằng sự kết nối

Tính kết nối là một trong những thành phần quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Tính kết nối là một trong những thành phần quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại 4.0. 6 trong 7 công ty hàng đầu đều áp dụng hệ sinh thái số để kết nối các sản phẩm và đối tác, từ đó chia sẻ tài nguyên để phát triển sâu rộng.

Nhưng bạn không cần là một công ty tỷ đô để bắt đầu sử dụng một mạng lưới như vậy. Một hệ sinh thái hợp tác cơ bản cũng đã X10 khả năng tiếp cận khách hàng, nguồn thu, nền tảng công nghệ, và hơn thế nữa.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về hệ sinh thái số để nâng tầm doanh nghiệp, cho phép tổ chức được hoạt động hiệu quả như một tập đoàn toàn cầu.

Hệ sinh thái số là gì?

Hệ sinh thái số là gì?

Hệ sinh thái số là một mạng lưới các công ty hoặc sản phẩm được kết nối với nhau trên môi trường số. Trong một vài trường hợp, hai hoặc nhiều công ty hợp tác với nhau trong một hệ sinh thái để cùng cung cấp các sản phẩm.

Một hệ sinh thái số đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan đã được xác định và có thể kiểm soát. Mọi công cụ và nền tảng kỹ thuật số tập trung, kết nối, và dễ tiếp cận cho các thành viên của tổ chức.

Đọc thêm: Chiến lược chuyển đổi số: 4 bước thay đổi doanh nghiệp cần chuẩn bị

Lợi ích của hệ sinh thái số

Lợi ích của hệ sinh thái số dành cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Áp dụng công nghệ nhanh hơn: Các công ty có thể triển khai công nghệ mới theo những cách mà trước đây quá phức tạp và khó quản lý, cho phép tận dụng tối đa các dịch vụ đám mây và SaaS.
  • Tạo ra các nguồn doanh thu mới: Tích hợp hệ sinh thái số tạo ra các luồng doanh thu mới và cho phép theo dõi, phân tích dữ liệu trên phạm vi rộng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng.
  • Giảm chi phí với quy trình kinh doanh tốt hơn: Chuyển đổi số cộng với hệ sinh thái số cải thiện hiệu quả làm việc lẫn mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Quy trình dữ liệu tự động cũng giúp giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Các thành phần của hệ sinh thái số

Các công cụ nằm trong hệ sinh thái có thể thuộc các loại sau:

  • Các công cụ quản lý dự án, chẳng hạn như công cụ phát triển phần mềm Agile, phần mềm quản lý tác vụ và hệ thống theo dõi vấn đề.
  • Các ứng dụng nghiên cứu, bao gồm lưu trữ và trực quan hóa dữ liệu, thư viện tài nguyên và kho lưu trữ.
  • Các công cụ tương tác, như tiếp thị qua email, công cụ quản lý nhà tài trợ và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
  • Các công cụ cộng tác, bao gồm email, chia sẻ tệp, nhắn tin tức thời và hội nghị video.
  • Các nền tảng công cộng, chẳng hạn như trang web, ứng dụng di động, và các kênh truyền thông xã hội.
  • Nền tảng quản lý tri thức, chẳng hạn như mạng nội bộ và wiki.

Đọc thêm: Chiến lược CX cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Các loại hệ sinh thái số

Các loại hệ sinh thái số

Hệ sinh thái số có thể được phân loại theo số lượng công ty tham gia. Trong trường hợp đó, có hai khả năng:

  • Hệ sinh thái nội bộ: Nơi một công ty cung cấp nhiều sản phẩm được kết nối với nhau, có thể được tập hợp thành một bộ. Thông thường, điều này hàm ý lợi ích cho những khách hàng chọn sử dụng nhiều sản phẩm, chẳng hạn như các tính năng bổ sung.
  • Hệ sinh thái đa công ty: Hai hoặc nhiều công ty hợp tác để cung cấp nhiều loại sản phẩm và/hoặc dịch vụ. Không giống như việc sáp nhập, trong hệ sinh thái số, mỗi công ty tiếp tục hoạt động độc lập, đồng thời đóng góp và hưởng lợi từ mạng lưới được tạo ra.

Mặt khác, hệ sinh thái số cũng có thể được phân loại theo chức năng:

Hệ sinh thái số cơ bản tập trung vào việc số hóa sản phẩm hiện có với sự trợ giúp của các đối tác kinh doanh, đồng thời duy trì mức độ phức tạp quản lý ở mức thấp. Hệ sinh thái này có thể bổ sung chức năng mới cho hệ thống và tạo doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật số. Có thể có từ 20 đến 100 đối tác hiện có trên 5 ngành.

Một ví dụ về hệ sinh thái số cơ bản là một nhà sản xuất ô tô hợp tác để có được công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ (IP) cần thiết, từ đó kết nối ô tô của họ với các dịch vụ kỹ thuật số liên quan.

Hệ sinh thái số nền tảng tiên tiến hơn hệ sinh thái số cơ bản. Nó tập trung vào việc kết nối người dùng và thiết bị thông minh trên nền tảng, đồng thời đảm bảo mức độ dịch vụ cao và hạn chế trở ngại. Dữ liệu tạo ra có thể sử dụng cho các mô hình kinh doanh và dịch vụ tương tự. Hệ sinh thái nền tảng thường có từ 50 đến 10 triệu đối tác trên tối đa năm ngành.

Một ví dụ về hệ sinh thái nền tảng là Xiaomi, một công ty điện tử Trung Quốc sản xuất và đầu tư vào nhiều loại sản phẩm, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, đồ thể dục, và ứng dụng di động. Xiaomi hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị để cung cấp nền tảng nhà thông minh với nhiều thiết bị thông minh khác.

Hệ sinh thái số siêu nền tảng là loại hệ sinh thái số phức tạp nhất. Nó tập trung vào việc tích hợp nhiều nền tảng vào một dịch vụ tích hợp, đồng thời thu thập dữ liệu người dùng. Loại hệ sinh thái này cung cấp nhiều loại dữ liệu và tạo doanh thu bằng cách sử dụng các mô hình kinh doanh liền kề. Hệ sinh thái siêu nền tảng thường có ít nhất 10 triệu đối tác trên ít nhất 10 ngành khác nhau.

Một ví dụ điển hình về hệ sinh thái siêu nền tảng là một trợ lý ảo như Amazon Alexa - kết hợp các dịch vụ mua sắm, thanh toán, vận chuyển, liên lạc vào một tùy chọn duy nhất thân thiện với người dùng.

Đọc thêm: 15 trường hợp nên sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Ứng dụng hệ sinh thái số trong các ngành

Ngành ngân hàng hiện đại là một điển hình về hệ sinh thái số được tạo ra thông qua các ứng dụng tích hợp tất cả các dịch vụ và ứng dụng vào một nơi, bao gồm trình quản lý chi phí, ví điện tử, ngân hàng trực tuyến, sổ tiết kiệm online, vv.

Ví dụ như Vietinbank Efast - một nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp kết hợp dữ liệu khách hàng với hệ thống thuế nhà nước. Việc này giúp cho người dùng có thể theo dõi thuế doanh nghiệp, các danh mục cần trả, và trực tiếp quyết toán trên ứng dụng. 

Ứng dụng hệ sinh thái số trong các ngành

Ngành y tế cũng nhận thấy nhiều lợi ích từ hệ sinh thái số. Các nền tảng chăm sóc sức kết hợp mọi điểm chạm trong hành trình của bệnh nhân, bao gồm đặt lịch hẹn, nhận lời nhắc cuộc hẹn, lưu trữ kết quả xét nghiệm, và ghi lại đơn thuốc. Các bệnh viện cũng dễ dàng duy trì sự tuân thủ các yêu cầu của chính phủ bằng cách đảm bảo họ có các tài liệu và khả năng kiểm toán cần thiết.

Nhiều bệnh viện cũng đang cân nhắc áp dụng AI lẫn machine learning vào hệ thống để cải thiện trải nghiệm bệnh nhân và khả năng ra quyết định. Một hệ sinh thái số sẽ đảm bảo dữ liệu chính xác mọi lúc, cho phép bác sĩ theo dõi và chăm khám hiệu quả hơn.

Không thể không kể đến ngành ô tô, khi mà ngày xưa họ phải giữ hàng trăm hồ sơ với nhà cung cấp để có đủ phụ kiện cần thiết. Giờ đây, một doanh nghiệp ô tô còn có nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực trên nhiều đất nước hơn, nhưng hệ sinh thái số giúp cho quá trình sản xuất tự động và kết nối sâu rộng. 

Đọc thêm: Top 5 thách thức chuyển đổi số và cách vượt qua chúng

Đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp với hệ sinh thái số

Đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp với hệ sinh thái số

Trong khi hệ sinh thái số cực kỳ có lợi cho hiệu quả kinh doanh, thì rủi ro vẫn tồn tại. Nếu các hệ thống trong hệ sinh thái không kết nối hiệu quả hoặc yêu cầu cập nhật thủ công ở quy mô lớn, thời gian và nhân lực lãng phí là rất lớn.

Vậy, làm thế nào để xác định độ phù hợp của doanh nghiệp với việc triển khai hệ sinh thái số? Bằng các câu hỏi sau, bạn có thể đánh giá và thấu hiểu cách hoạt động của công ty mình:

  • Các công cụ được quản lý như thế nào? Có mô hình quản trị nào được thiết lập để hỗ trợ các công cụ này không? Có lộ trình nào cho tương lai hoặc khả năng giải quyết các nhu cầu khi chúng phát sinh không?
  • Các công cụ hiện tại hỗ trợ tầm nhìn và mục tiêu của công ty như thế nào? Các công cụ này có mang lại trải nghiệm và tính cách thương hiệu nhất quán không?
  • Thông tin đi qua tổ chức như thế nào? Hệ sinh thái số có thể tăng cường hoạt động và quy trình làm việc của tổ chức thế nào?
  • Mọi người cộng tác trong hệ sinh thái bằng cách nào? Ai có quyền truy cập vào cái gì? Mọi người có thể làm gì hiệu quả hơn?

Đăng ký
nhận tin tức.