Quá trình tái thiết kế mô hình Double Diamond để nâng cấp quá trình sản xuất
Bài viết này là câu chuyện của Dan Nessler khi anh và cộng sự đã cùng tìm cách để tái thiết và cải tiến mô hình double diamond đã quá quen thuộc với team làm sản phẩm
Hồi tưởng
Khi tôi xuất bản mô hình Double Diamond bản làm lại, tôi không mong rằng sẽ có ai đọc ngoài bạn bè và người thân. Thế nhưng nó đã gây phản ứng lớn như vậy.
Bài viết của tôi đã tạo ra một làn sóng tranh luận, chỉ trích, câu hỏi và phản hồi tiêu cực. Các chuyên gia trong ngành, bao gồm cả tác giả của Double Diamond cũng đã có ý kiến trái chiều.
“Ban khiến ý tưởng đơn giản trở nên phức tạp”
“Vốn Double Diamond đã vô nghĩa ngay từ đầu”
“Không thể ứng dụng vào thực tế đâu”
Mô hình Double Diamond được thiết kế lại là gì?
Cho những ai không biết Double Diamond bản làm lại là một quy trình thiết kế được tạo ra dựa trên quy trình Double Diamond của Design Council. Nó nhằm hiểu rõ quá trình thiết kế, cung cấp một hướng dẫn rõ ràng cho mọi người giải quyết các thách thức thiết kế. Sử dụng những công cụ, phương pháp và kỹ thuật khác nhau để thực thi.
Phương pháp luận
Lần đầu tôi biết tới Double Diamond là khoảng một năm trước khi tham gia HCD challenge và Merlin Zuni đã giới thiệu nó cho nhóm chúng tôi về nó
Thành thật, tôi đã không hiểu anh ấy nói gì về mấy hình kim cương ấy. Lúc ấy tôi mới chỉ là một newbie. Tuy nhiên nó đã thay đổi khi tôi bắt đầu chương trình học thạc sĩ thiết kế trải nghiệm tại Hyper Island.
Giai đoạn 1 — Tháng 2 năm 2016
Double Diamond đã sớm được giới thiệu và ứng dụng trong chương trình của chúng tôi. Trong minh họa dưới đây, team chúng tôi nhân đôi hai hình kim cương để lên xác định vấn đề và lên kế hoạch giải quyết. Chúng tôi đưa những quy trình, công cụ khác vào, xem xét chúng. Tuy nhiên, chúng cũng khiến chúng tôi khổ sở khi không biết nên chọn đặt chúng ở giai đoạn nào. Trong bản minh họa sơ bộ này, tôi tổng hợp và đưa vào những bước của Double Diamond.
Ở bước tiếp theo, tôi phân ra và hợp nhất một số công cụ và giai đoạn.
Giai đoạn 2 — 7 tháng 5 năm 2016
Lúc này, tôi chia sẻ và thảo luận về phương pháp tiếp cận của mình với những người trong team để và kết quả là tôi có bản vẽ đồ họa đầu tiên. Nó là nỗ lực để có được ý kiến, tạo ra những thảo luận để nhận được phản hồi từ cộng đồng.
Giai đoạn 3 — 13 tháng 5 năm 2016
Phàn hồi cho những ý tưởng mới luôn là một phần trong công việc giảng dạy của tôi tại University of the Arts tại Bern, Thụy Sỹ. Ở đó tôi đã giới thiệu về quá trình sáng tạo này với sinh viên học thạc sỹ thiết kế.
Qua việc dạy học, tranh luận và xin phản hồi, tôi đã có thể đánh giá giá trị và thách thức của quy trình.
Giai đoạn 4 — 19 tháng năm 2016
Tôi đã ứng dụng quy trình này vào chương trình thạc sỹ và xuất bản nó trên medium.com.
Giai đoạn 5 — Tháng 6 năm 2016
Tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ cộng đồng. Dựa trên những tương tác, nghiên cứu và phản hồi ấy, tôi biến Double Diamond bản làm lại trở thành một chủ đề cho bài luận của mình.
Giai đoạn 6 — Tháng 8 năm 2016
Quá trình ấy dẫn tới bài viết bạn đang đọc hiện tại và một phiên bản update cho Double Diamond bản làm lại.
Quy trình này cho phép cả đội ngũ thiết kế sản phẩm được thấy cách áp dụng và đưa mô hình double diamond lên tầm cao hơn nữa trong quá trình sản xuất.
Kết
Double Diamond bản làm lại là một nỗ lực cá nhân nhằm hiểu các quy trình thiết kế, công cụ và những phương pháp luận ngoài kia.
Ở mỗi giai đoạn, tôi lại khám phá ra những insight mới. Kiến thức được xây dựng nhờ ứng dụng những nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, chia sẻ sản phẩm và ghi nhận phản hồi.
Và đó cũng là bài học cho những designer, developer, manager ngoài kia, bạn không cần phải làm theo một mô hình chỉ vì nó đã được dùng từ lâu. Hãy cải tiến, nhận phản hồi, và đưa ra mô hình cho chính bản thân mình.